Linh tinh lang tang (72)

Nhân chuyện bác Thái Bá Tân bị chê là dịch thơ Haiku sai, lại còn đem bác Nhật Chiêu ra để so sánh, mình nhớ tới buổi giới thiệu sưu tập tác phẩm của Phan Khôi do nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân sưu tầm và chỉnh lý.
Trong buổi đó, khi lý giải vì sao ông Phan Khôi có thể viết những bài báo phản biện, đấu tranh mạnh mẽ như thế, viết nhiều lĩnh vực như thế… nhiều người tham dự đã nêu những lý do, như thời đó là thời thuộc Pháp nhưng dù sao chính quyền Pháp vẫn thực hiện tự do báo chí, có dân chủ nhất định, do sự dũng cảm “dám nói” của Phan Khôi và kiến thức tri thức vững chắc của ông trên nhiều lĩnh vực…
Mình thì nghĩ thêm một lý do, đó là, đọc những bài trao đổi của ông và các bậc thức giả thời đó, có khi nội dung tranh luận thật là gay cấn nhưng lời lẽ thì thật là ôn tồn, đúng mực, không gay gắt không ám chỉ hay phê phán cá nhân xúc phạm đời tư của nhau, không miệt thị kiểu như “ông biết gì về lĩnh vực này mà nói”, không đả kích kiểu “cái ông này chỗ nào cũng xía vô”…
Trong cuộc sống cũng như trong học thuật, tranh luận, phản biện, đối thoại là chuyện cần và phải được coi là bình thường. Mỗi người có quyền tự do bày tỏ chủ kiến của mình và để người khác tự do “mở miệng”.  Ai cũng vậy, có nói ra mới biết mình đúng sai thế nào. Trong môi trường văn hoá tranh luận tôn trọng nhau, người ta có thể và dám nói. Bằng không, người ta không dám hoặc chán chả buồn nói! Tệ hơn nữa, người ta “mở miệng” là chỉ chửi nhau, nhục mạ nhau.

Khi không ai nói gì thì có vẻ như yên ổn, nhưng là sự yên ổn của mặt ao tù nước đọng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NỖI ÁM ẢNH CỦA QUÁ KHỨ

  Trần Quốc Vượng   Nước Việt Nam ta hiện là một quốc gia kém phát triển về mọi mặt, vừa lạc hậu, vừa lạc điệu với một thế giới nhìn chung...