Bữa trước
mình có việc đi HN họp gấp. Mua vé chuyến 6g30 sáng của VNA. 5g30 ra sân bay
TSN thì được biết chuyên bay này hủy,
không ai thông báo lý do, chỉ biết là không làm thủ tục được, nhiều người phải
nhận lại hành lý đã gửi. Mọi người ngơ ngác. Hỏi nhân viên làm thủ tục thì biết:
không còn chuyến nào gần nhất, chưa biết giải quyết thế nào?
Một lúc có
một anh ra nói: nếu ai muốn đi sớm thì ra quầy trả vé nhận lại tiền và qua
Vietjet mua vé chuyến 7g. Mấy người đi qua quầy trả vé thì… đã có một hàng dài.
Sáng hôm đó VNA hủy 2 chuyến SG - Đà Nẵng, 1 chuyến SG-Hà Nội, 1 chuyến
SG-Vinh… Khu vực trả vé và đăng ký vé chờ đông người nháo nhác… Cô nhân viên ngồi
ở quầy trả vé mới sáng sớm mà mặt nặng như chì, làm thủ tục một cách chậm chạp,
ai hỏi gì cũng không thèm mở miệng trả lời, lại còn lườm lườm mấy người ngơ
ngác đến hỏi trả vé thế nào… Rất lạ là hủy nhiều chuyến bay thế mà không hề có
loa thông báo mà chỉ có 1 nhân viên đến nói với khách đang xếp hàng.
Anh nhân
viên lúc nãy bảo: bên Vietjet chỉ còn khoảng 10 – 15 vé HN ưu tiên cho khách của
VNA và sắp khóa sổ, mà phải có hóa đơn trả vé của VNA. Mọi người lại sôi lên vì
sợ không kịp mua vé bên Vietjet. Mấy ông Tây, Nhật, Hàn không thể hiểu việc gì
đang xảy ra, kiên trì hỏi vì sao họ có vé mà không được đi? Cũng chẳng ai trả lời
rõ ràng cho họ biết.
Đã có người
bực quá to tiếng “tôi đến từ 5g sáng, xếp hàng đã đời không ai nói gì, bây giờ
lại bảo hủy chuyến là sao?! Hôm qua tôi bận đột xuất phải đổi vé sáng nay thì bắt
đóng bù mấy trăm ngàn, bây giờ hủy chuyến thì phải đền lại tiền vé cho tôi, cả
tiền phạt hôm qua nữa!”. Anh nhân viên lúc này mới nói “vì lý do kỹ thuật nên hủy
chuyến, vì vậy theo luật là không phải đền bù cho khách hàng”. Ôi trời, lúc này
mình điên hết cả người, đang xếp hàng mình bỏ đấy, đến trước anh ta mình nói
(giọng rất từ tốn):
-
Chuyện vì lý do kỹ thuật thì chỉ các anh biết với
nhau, chúng tôi không thể biết chính xác. Vì vậy nói thế nào chúng tôi nghe thế!
Nhưng bây giờ các anh phải giải quyết cho chúng tôi đi chuyến sớm nhất vì ai
cũng đi công việc chứ không ai mất vài triệu đồng đi chơi. Có người ra HN làm
việc trong ngày, tối về ngay nên không thể nào chuyển qua chuyến trưa hay chiều
được!
-
Thì chúng tôi đang giải quyết với Vietjet.
-
Đề nghị anh nói rõ bên đó còn bao nhiêu vé? ở đây hàng
chục người xếp hàng trả vé, nếu không mua được bên đó thì sao?
-
Thì các anh chị đăng ký vé chờ…
-
Này, đáng ra các anh phải chủ động mua vé Vietjet hay
hãng khác cho chúng tôi và trả lại tiền chênh lệch, chứ không phải bắt chúng
tôi làm việc đó! Các anh bán vé chứ không phải chúng tôi đi xin!
-
Các anh chị thông cảm…
-
Chúng tôi lỡ việc thì ai thông cảm cho chúng tôi?!
Có mấy người
lẳng lặng qua Vietjet mua được vé chuyến 7g. Mình cũng bỏ không xếp hàng nữa,
chạy qua đó thì: hết vé, chỉ còn chuyến 12g trưa!
Qua Air Mekong : có chuyến 9g nhưng bay lên Pleiku rồi 14g mới đến
HN. Thế thì lỡ hết việc còn gì!
Qua Jestar:
hết vé, chỉ còn chỗ chuyến 18g. Xong phim!
Quay lại quầy checking hỏi thăm, vì có thẻ Titan nên đăng ký được chuyến
10g30. Nhân viên nói: chị chờ đến 8g thử xem còn chỗ chuyến 8g30 không? Đành phải
ra ghế ngồi chờ… Mới có 6g15, thôi thì mở máy vào FB than thở vậy.
8g quay lại quầy, cô nhân viên nói: chuyến 8.30 không còn chỗ chị ạ. Mình
chán quá, không nói câu nào, lấy điện thoại gọi ra HN báo không ra được nên…
thông cảm vì tôi không dự họp! Thấy mình cứ thanh minh thanh nga lý do lý trấu…
anh nhân viên hồi nãy nói với cô kia “em hỏi xem ghế 11c còn không, chị này có
thẻ Titan đấy”. Cô kia bảo: em cứ xuất vé trước cho chị ấy nhé? Rồi vừa làm vé
cô vừa gọi tới gọi lui một hồi mới được sự đồng ý của ai đó “mở ghế 11c”. 8g25,
cầm vé trên tay (may mà không gửi hành lý) mình vội cám ơn rồi chạy hộc tốc lên
lầu, qua cửa an ninh cũng phải chen ngang vì gần đóng cửa ra máy bay. Mà cửa ra
tận số 14, chạy gần… đứt dép. Lên máy bay ngồi chưa kịp gài dây an toàn thì máy
bay lăn bánh.
Ngồi trên máy bay mới nhớ lại thấy thái độ
mấy anh chị ở quầy checking thật nhã nhặn kiên trì… Ai quyết định hủy, chậm
chuyến thì họ cũng là người hứng chịu toàn bộ sự bực tức của khách hàng. Thật
là quýt làm cam chịu đó mà.
Hồi trước có viết cái note “đi máy bay khổ
thật”. Càng ngày càng thấy đúng là đi máy bay cũng chả sung sướng gì J
Một lần trục trặc: uh thì lỡ rồi thôi bỏ qua. Hai lần: chắc tại số mình "trục trặc". Ba lần: a hoá ra ko phải tại số mình. N lần: chán cả muốn nói! Nhưng ko lẽ cứ phải chịu đựng mãi?!
Nhưng, có phải mình chỉ phải chịu đựng cái hãng VNA dù phải trả tiền những vẫn luôn bị coi thường này đâu?!
Nhưng, có phải mình chỉ phải chịu đựng cái hãng VNA dù phải trả tiền những vẫn luôn bị coi thường này đâu?!
Sau khi đọc mẩu chuyện nhỏ của Hậu, thì tự nhiên tôi lại nhớ về một chuyến bay của ba bố con tôi từ Viena, thủ đô của Áo về Hà Nội vào cuối tháng 6.2001.
Trả lờiXóaHồi đó, hình như là chưa có các chuyến bay thẳng của VNA từ Paris hay từ Frankfurt về Việt Nam thì phải nên ba bố con tôi chọn đường bay Viena – Bangkok rồi transit Bangkok – Hà Nội. Theo lịch bay thì chuyến bay của chúng tôi sẽ khởi hành từ Viena vào lúc trưa (hình như 12h00 thì phải vì lâu quá rồi nên tôi cũng không còn nhớ chính xác) nhưng khi đến sân bay khoảng 8h gì đấy thì trong các sảnh của sân bay Viena chỉ thấy người với người, các đám thanh niên nằm la liệt ngay trên sàn vì chẳng còn một ghế nào trống. Hỏi ra thì chúng tôi mới biết là hôm đó, thứ bẩy là ngày biếu tình thứ hai của các phi công hãng British Airways nên Austrian Airlines phải dồn chuyến để đưa hành khách của mình đi một số nước thay cho hãng này. Hệ thống loa tại các phòng chờ liên tục thông báo delay của các chuyến cùng lời xin lỗi mong hành khách thông cảm Cửa xếp hàng để làm thủ tục đi Bangkok dài dằng dặc, tưởng như không có đoạn cuối. Hồi đó, bình thường thì chỉ làm thủ tục trước giờ bay có 1 – 1h30 thôi chứ chưa bắt phải làm thủ tục trước 2h. như sau này. Tuy vậy, hôm đó sân bay đã tiến hành làm thủ tục từ khoảng 9h. và tất nhiên hy vọng của chúng tôi là con số 0 vì chuyến bay từ Viena đi Bangkok vào lúc sáng cũng bị hủy bỏ. Các nhân viên phục vụ ở cửa làm thủ tục không tiến hành theo thứ tự đã xếp hàng mà họ ưu tiên giải quyết trước cho người già và các gia đình có con nhỏ rồi sau đó mới theo hàng đã xếp. Tuy vậy nhưng hoàn toàn không có sự chen lấn, xô đẩy nhau hay ganh tị với những ai được làm thủ tục trước.
Vì vẫn còn là tháng 6, lượng dân đi nghỉ chưa lên đến mức cao điểm nên khoảng hơn 30 – 40 người phải ở lại bay chuyến sau vào lúc tối, hình như 19h30 – 20h00 gì đấy. Việc đầu tiên là một cô nhân viên quầy làm thủ tục ra hỏi những ai tình nguyện ở lại. Khoảng gần 20 người giơ tay, trong đó có 3 bố con tôi và hai gia đình Việt Nam sống ngay ở Viena. Cô nhân viên ấy yêu cầu chúng tôi đứng qua một bên nhưng đừng đi đâu cả để. Thú thật là lúc ấy tôi không biết tại sao phải làm như vậy. Tranh thủ trong lúc chờ đợi tôi có nói chuyện với hai cặp vợ chồng người Việt nói giọng Nam và được biết họ đã qua Áo từ những năm 1975 -1976 và hôm đó là lần về Việt Nam, cụ thể là về Sài Gòn đầu tiên sau ngần ấy năm trời. Sau cỡ 2 tiếng, khi các hàng khách có vé đã vào hết bên trong thì cô nhân viên đó lại xuất hiện và yêu cầu chúng tôi đi theo cô ấy xuống tầng hầm, nơi các phòng ban làm việc. Tại đó, cô ta mới nói rõ lý do là mỗi người chúng tôi sẽ được nhận một khoản tiền bồi thường là 6.000 siling (tiền Áo vì hồi đó chưa có đồng EUR) và hai phiếu ăn trưa và tối. Đồng thời cô ta cũng giải thích là theo nguyên tắc thì nếu hành khách bị chậm chuyến hơn 6 tiếng thì sẽ được bồi thường 1 khoản tiền nhất định, tính theo tỉ lệ của vé máy bay, hai xuất ăn còn nếu thời gian chờ đợi ít hơn thì sẽ được đảm bảo ăn uống. Hơn nữa, Austrian Airlines sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo chuyến bay tiếp cho những ai phải transit ở Bangkok. Trước khi bàn giao chúng tôi cho một cô nhân viên khác ở phòng tài vụ thì một lần nữa, cô ấy lại thay mặt sân bay xin lỗi về sự cố đáng tiếc đã xảy ra. Tại phòng tài vụ, mỗi người chúng tôi nhận được đúng số tiền như vậy, hai phiếu ăn cùng với thư xin lỗi có rõ tên của từng người của giám đốc điều hành bay. 18000 siling với ba bố con chúng tôi có nghĩa là gần bằng số tiền để mua một vé khứ hồi Viena – Hanoi và đó quả là số tiền không nhỏ. Ai đã từng đi máy bay, nhất là những đường bay quốc tế thì biết rằng đồ ăn tại sân bay rất đắt, không kém gì so với các restaurant sang trọng trong thành phố. Tôi không còn nhớ trị giá của phiếu ăn đó nữa mà chỉ nhớ rằng cả ba bố con đều chọn những món ăn, đồ uống mình thích mà vẫn không hết số tiền ghi trên phiếu. Số tiền 18000 siling ngay lập tức đổi ra USD để mang về Việt Nam xài thêm hoặc làm quà cho họ hàng trong nước.
(Tiếp):
Trả lờiXóaĐến tối, khi nhận vé máy bay thì chúng tôi được dặn dò cẩn thận là ở Bangkok, tại khu transit thì chúng tôi sẽ nhận được vé cho chuyến bay tiếp Bangkok – Hanoi trong chuyến sớm nhất. Tuy được dặn như vậy nhưng thú thật là tôi vẫn lo, không hiểu sẽ như thế nào. Vừa xuống sân bay Bangkok thì một cô nhân viên người Thái mang phù hiệu của Austrian Airlines đã chờ ngay ở cửa vào khu transit và đưa cho chúng tôi vé bay về VN sau đó 2 tiếng cùng với lời đảm bảo là tất cả vali của chúng tôi sẽ về cùng với người. Thế là thay vì phải chờ ở Bangkok gần 7 tiếng nếu theo bay đúng chuyến thì ba bố con tôi chỉ phải chờ gần 1 tiếng để làm thủ tục lên máy bay.
Dù phải chờ đợi ở sân bay hơn 7 giờ nữa nhưng quả thật sự chăm sóc của hãng Austrian Airlines đã giúp chúng tôi quên quãng thời gian dài và ai cũng cảm thấy hài lòng. Dù hơn 11 năm rồi nhưng bản thân tôi cùng hai con gái không thể quên được sự chăm sóc đó mặc dù hôm ấy, việc chậm chễ các chuyến bay hoàn toàn không phải là lỗi của họ. Sau này, khi lại có những chuyến bay đi nước ngoài thì hai đứa vẫn nói đùa là mong được chậm lại như ở Viena. Thú thật, nếu phải chờ với sự chăm sóc như vậy thì tôi chắc rằng sẽ chẳng có ai kêu ca, trách móc nhưng những chuyến delay khá thường xuyên ở Việt Nam mà bản thân tôi cũng đã từng gặp. Không lời xin lỗi, không một sự trợ giúp và những vẻ mặt khó chịu khi bắt buộc phải trả lời hành khách. Người đời thường nói : Lời nói không mất tiền mua. Tại sao mọt số nhân viên của Vietnam Airlines không thể vui vẻ, nhã nhặng với khách hàng được?
P.S: Rất tiếc là chuyện xảy ra cũng quá lâu rồi nên vé máy bay, phiếu thanh toán tiền, thư xin lỗi không còn nữa để tôi có thể chứng minh rằng những gì mình kể trên là đúng sự thật nhưng những gì đã xảy ra tại sân bay Viena hôm đó thì ba bố con tôi sẽ nhớ mãi mãi.
Phú Hòa
21.10.2012
Czech Republic