TRÒ CHUYỆN VỚI ĐINH HƯƠNG (nhân ngày Gia Đình 28/6)

- Có một nghiên cứu cho rằng: Mẫu số chung của tất cả những người thành công trong mọi lĩnh vực là khả năng thiết lập mục tiêu và chinh phục mục tiêu, khi đã xác dịnh được mục tiêu cuộc sống của mình rồi thì người ta sẽ biết cách tập trung vận dụng kiến thức, tổ chức sắp xếp thời gian và nguồn lực để phục vụ tốt nhất cho cuộc sống. Xin hỏi, chị có một mục tiêu nhất định nào cho cuộc sống của mình không?
Từ nhỏ tôi đã được dạy dỗ rằng, hãy cố gắng học hành để có được một nghề nghiệp có ích cho bản thân và xã hội, nếu nghề ấy phù hợp với sở thích thì càng tốt, ta sẽ có sự say mê bên cạnh ý thức trách nhiệm. Vì vậy, bắt đầu đi làm tôi chỉ tâm niệm một điều: ngòai xã hội hay trong gia đình, hãy làm tốt công việc của mình với trách nhiệm và niềm vui. Có thể coi đó là mục tiêu được không, khi mà giờ đây nhìn lại cuộc đời mình tôi nhận thấy, để đạt được điều đó quả thật có rất nhiều khó khăn phải vượt qua. Ví như, trong những giai đọan khó khăn chung của cả nước, làm sao có thể sống bằng đồng lương giảng viên đại học? Rồi khi có con nhỏ, làm thế nào để thực hiện công việc chuyên môn luôn phải đi xa? Thậm chí có lúc còn phải cân nhắc giữa sở thích, sự nghiệp và các mối quan hệ gia đình, bạn bè, xã hội… Nhưng nhờ có mục tiêu đơn giản đó mà nói chung tôi đã có sự lựa chọn phù hợp trong từng hòan cảnh để giờ đây nhìn lại, tôi thấy mình may mắn vì được làm (và làm được) những công việc lý thú dù có thể không phải là nghề nghiệp được đào tạo, và luôn có niềm vui từ gia đình, bạn bè, con cái.

 - Thường thì việc phấn đấu trở thành số 1 trong cơ quan hay trong công việc cũng  đồng nghĩa với việc sẽ hy sinh hạnh phúc gia đình để dồn toàn bộ tâm trí vào sự nghiệp, chị đã cân bằng hai việc này như thế nào?
 Tôi chưa bao giờ có sự phấn đấu như vậy, và thực sự cũng chưa bao giờ là “số 1” cả ở cơ quan hay trong gia đình J Tuy nhiên, tôi hiểu chị muốn nói đến “sự cân bằng” giữa vai trò của người phụ nữ ngòai xã hội, với người phụ nữ trong gia đình. Tôi thì nghĩ đơn giản lắm, ở mỗi nơi mình có một chức năng khác nhau: ở cơ quan có thể là lãnh đạo, quản lý công việc thì trước hết cứ theo nguyên tắc mà làm, bản thân ý thức và làm sao cho nhân viên thực hiện công việc một cách thỏai mái chứ không phải làm do “mệnh lệnh”. Còn ở nhà, việc của mình là lo con cái bếp núc thì cũng tự làm, nếu được phụ giúp chia sẻ thì càng tốt, mà không thì mình ráng chút cũng xong. Không tự gây áp lực cho mình để “vừa lòng, chiều lòng” ai, vì như vậy rất mệt mỏi.
Tôi nghĩ, khi ai cũng làm đúng trách nhiệm của mình thì mọi việc nói chung sẽ ổn.

- Khoảng thời gian nào chị dành để chăm sóc bản thân? Đi shopping, café, tán gẫu cùng bạn bè, tập thể dục, yoga… chị “tiêu” thời gian nhiều nhất cho “món” nào? Nó giúp chị được những điều gì?
Với nhịp sống thành phố rất vội vã, đồng thời cũng có khá nhiều công việc, có lẽ tôi cũng như nhiều người luôn phải sống “linh họat” như một đặc điểm của văn hóa Việt Nam J . Thời giờ làm việc ở cơ quan, đi dạy thêm ở một số trường đại học, cao đẳng đã chiếm phần lớn quỹ thời gian trong ngày, trong tháng… Thường thì tối khuya sau 9g là lúc tôi dành cho mình: trò chuyện với con, lướt mạng, viết gì đấy, đọc sách… Thi thỏang sáng cuối tuần, thường hơn là những buổi trưa, tôi hay ngồi cà phê cùng bạn bè thân thiết, lâu lâu mới shopping, còn tập thể dục, yoga, thiền… thì chưa dù bạn bè cũng rủ rê… Những thú vui này giúp tôi giảm bớt áp lực từ công việc và những hệ lụy từ nó, “tán gẫu” với bạn bè cả ngòai đời và trên mạng - nhất là những người bạn cùng quan niệm sở thích đã giúp tôi có thêm nhiều hiểu biết, và như bạn bè nói, qua những gì tôi viết, tôi cũng ít nhiều chia sẻ được nhữngvui buồn của các bạn.

-  Chị đi nhiều như vậy, thời gian dành cho gia đình như thế nào?
Nói chung những ngày cuối tuần là thời gian tôi dành cho gia đình nhỏ của mình cũng như về thăm ông bà. Khi các con còn nhỏ (chưa hết tiểu học) thì hầu như tôi không đi công tác xa, thậm chí từ chối cơ hội nghiên cứu sinh ở nước ngòai, chọn việc học trong nước để ở nhà với con. Khỏang thời gian này tôi vừa chăm con nhỏ vừa tập cho các con tính tự lập và sự cảm thông, biết chia sẻ với bố mẹ những công việc trong gia đình. Vì vậy khi các con lớn hơn tôi có thể đi xa. Tuy nhiên, nếu đi vắng thì thôi, khi về nhà thì việc nhà mình lại làm, không ỉ lại vào chồng con. Như vậy khi đi công tác thì yên tâm và khi  về nhà thì vui vẻ. Nhờ vậy mình không bận biụ với những suy nghĩ quẩn quanh, rằng vì sao mình không được thế này không như thế khác… Chỉ điều đó cũng làm cuộc sống thanh thản hơn nhiều.

-  Có một thực tế là, nhờ biết cách sắp xếp thời gian dành cho gia đình, bản thân và công việc một cách hợp lý thì phụ nữ ngày nay khá rảnh rang và chủ động trong mọi việc, vậy ở góc độ cá nhân, chị có nghĩ rằng việc làm đó sẽ khiến phụ nữ trở nên thực dụng hơn hay đời sống của họ sẽ thú vị hơn?
Chủ động sắp xếp công việc và nội trợ nhưng cũng đừng quá đòi hỏi và cầu tòan, sẽ gây sức ép cho mình, cho người thân. Cũng đừng quá ôm đồm để bản thân luôn căng thẳng vì những việc mà nếu chưa làm, thậm chí không làm cũng không sao. Biết cân bằng mọi thứ, từ sở thích của mình và người thân, thời gian cho mọi việc, thời gian và không gian cho riêng mình… điều đó sẽ làm cho cuộc sống của phụ nữ thú vị hơn chứ.

- Đàn ông, khi thấy phụ nữ làm việc gì cũng “chuyên nghiệp” quá thì họ cũng sẽ sợ, chị nghĩ sao về điều này? 
Chả cứ đàn ông, ngay phụ nữ với nhau cũng vậy J Từ cái sự ‘sợ” này nảy sinh nhiều phiền tóai nơi công sở. Tôi vẫn nghĩ: công việc khó mấy, vất vả mấy cũng không làm mình mệt mỏi chán nản, mà chính sự phức tạp trong những quan hệ công việc lại mang đến cho mình điều đó. Mấy chục năm đi làm khi đối diện với thực trạng này tôi không thể làm khác ngòai việc “đành chịu vậy”. Nghĩ cho cùng, thế mới là cuộc sống J 

- Chị có hai cô con gái, và người ta nhìn vào đó thấy như một tình bạn, tình bạn của những người phụ nữ ở hai thế hệ khác nhau nhưng dường như không có nhiều khoảng cách, chị thường dạy và mong chờ ở các cô con gái của mình những điều gì?
Điều may mắn lớn nhất của tôi, như chị nhận biết, là có hai cô con gái là hai người bạn thân thiết. Quả thật giữa mẹ con tôi dường như không có khỏang cách về quan niệm và suy nghĩ và do vậy, hầu như không có những xung đột thường có giữa thế hệ cha mẹ và con cái, nhất là giữa mẹ và con gái. Có lẽ do sống trong giai đọan chuyển đổi của cả xã hội nên thế hệ chúng tôi cần phải thay đổi để có thể thích nghi với sự chuyển biến này. Sự thích nghi này nhanh và nhìều chừng nào thì khỏang cách thế hệ cha mẹ và con cái càng rút ngắn chừng ấy. Tôi nghĩ, không nên chỉ trông chờ các con hiểu và làm những gì cha mẹ mong muốn, mà cha mẹ cũng cần hiểu các con muốn gì, thời thế đòi hỏi gì ở thế hệ các con, thông cảm khi các con có những điểm khác mình… Sự thông hiểu là từ cả hai phía. Có lẽ vì vậy các con tôi rất thỏai mái chia sẻ với mẹ mọi điều, từ niềm vui đến những khó khăn trong cuộc sống. Làm cha mẹ thì không mong gì hơn con cái trưởng thành, sống tình cảm, chân thành, đồng thời có trách nhiệm đối với cha mẹ, sau này là với  gia đình riêng của chúng.

 Cảm ơn chị đã cùng chia sẻ J

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DI SẢN LỊCH SỬ - VĂN HÓA CÁC ĐÔ THỊ NAM BỘ NHÌN TỪ GIA ĐỊNH THÀNH THÔNG CHÍ CỦA TRỊNH HOÀI ĐỨC

Vài nét về công trình Gia Định thành thông chí Gia Định thành thông chí ( 嘉定城通志 ) còn có tên Gia Định thông chí ( 嘉定通志 ), là một quyển địa...