PHỤ NỮ VIỆT NAM xưa và nay

(lophocvuive.com phỏng vấn)

1. Xin cô cho vài lời nhận xét ngắn về phụ nữ Việt Nam?

Ngoài 4 từ rất quen thuộc “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” theo tôi còn “Duyên dáng” nữa. Xưa ông bà mình hay mắng “con gái vô duyên” khi cô nào không có ý tứ trong lời ăn tiếng nói, trong hành vi cư xử… chứng tỏ ông bà mình coi trọng cái Duyên ở người phụ nữ. Vì vậy cái Duyên vừa là tố chất riêng của từng người, vừa là đặc điểm chung của phụ nữ VN.

2. Đức tính nào của phụ nữ VN là đáng trân trọng nhất?

Có trách nhiệm cao với gia đình, và với xã hội nữa. Đôi lúc ôm đồm tự làm mình vất vả nhưng không vì thế mà vô trách nhiệm.

3. Trong các nữ nhận vật lịch sử cổ và trung đại, cô thích nhân vật nào nhất? Tại sao ?

Nguyễn Thị Lộ: bà là người phụ nữ bình dân, tài hoa, thông minh, có tri thức, may mắn có một tình yêu tuyệt vời với Nguyễn Trãi – một nhân cách lớn của thời đại, và cuối cùng, bà có một số phận kết thúc đau đớn vì bị hàm oan.

4. Theo cô nhân vật nữ nào có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử Việt Nam?

NGƯỜI MẸ nói chung. Chính là từ “Mẹ Âu Cơ” đến những người Mẹ của nhiều nhân vật lịch sử Việt Nam thường được truyền thuyết và dân gian nhắc nhớ.

5. Cô có nhận xét gì về chế độ mẫu hệ ở Việt Nam thời cổ? Những ảnh hưởng của nó đến tính cách của người phụ nữ Việt Nam?

Chính xác hơn là “văn hóa mẫu hệ” trong thời cổ VN cho biết người phụ nữ có quyền được làm khá nhiều việc từ trong gia đình đến ngoài xã hội, kể cả những việc của đàn ông (giặc đến nhà đàn bà cũng đánh, đường cày đảm đang, thay chồng nuôi con…). Nhưng đó là quyền làm chứ không hẳn là quyền lãnh đạo (chỉ huy, chỉ đạo, nói). Vì vậy phụ nữ VN nói chung linh hoạt và khá quyết đoán khi việc đến tay.

6. Lịch sử Việt Nam đã ghi nhận công bằng những đóng góp của Phụ nữ trong công cuộc dựng nước và giữ nước hay chưa?

Ghi nhận, thậm chí ca ngợi một số trường hợp nổi bật thì có nhưng đánh giá về vai trò phụ nữ VN nói chung trong công cuộc giữ nước, nhất là trong xây dựng và phát triển đất nước qua nhiều thời kỳ lịch sử, thì chưa đủ và chưa công bằng.

7. Cô có cảm thấy tiếc nuối khi những phong tục nhuộm răng, ăn trầu … đang dần mất đi trong đời sống hiện tại? Tại sao?

Với những phong tục này thì không, tại sao lại tiếc?

8. Những bạn nữ trẻ ngày nay có còn gìn giữ được nét duyên dáng truyền thống ngày xưa?

Không nên đòi hỏi các bạn gái trẻ phải “như ngày xưa”, vì mỗi thời mỗi khác. Tuy nhiên, cái duyên của người phụ nữ thời nào cũng có một “mẫu số chung” là biết cư xử, tế nhị và biết thể hiện mình một cách khéo léo và chân thật.

9. Cuối cùng, là người phụ nữ hiện đại, cô có thể cho biết mình phải đối mặt với những khó khăn gì trong việc dung hòa giữa sự nghiệp và gia đình?

Chính xác là “người phụ nữ sống trong thời hiện đại”, khó khăn lớn nhất là làm sao để gia đình và sự nghiệp đừng trở thành hai lĩnh vực khác nhau đến mức cần phải dung hòa.

1 nhận xét:

  1. Em thích câu cuối nhất, dù cả bài có không khí quá cổ điển :-D

    Trả lờiXóa

TRAO TẶNG TÀI LIỆU HIỆN VẬT CỦA NSUT - ĐẠO DIỄN NGUYỄN NGỌC BẠCH

  Lời đầu tiên, thay mặt gia đình tôi xin trân trọng cám ơn Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM, Hội Di sản văn hóa TPHCM, Bảo tàng TP.HCM đã nhiệt...