Sự lan rộng của hệ thống ĐỀN HÙNG có phải là một dấu hiệu của xâm thực văn hóa?

 Trương Tần Trung Hiếu.

https://www.facebook.com/photo?fbid=1667158666949991&set=a.1551607028505156&comment_id=1667442906921567&notif_id=1649636733916432&notif_t=feedback_reaction_generic&ref=notif

 

[Trước khi vào bài, tôi lưu ý các điểm này:

- Tôi tách rõ một bên là tín ngưỡng và tình cảm tự nhiên của người dân đối với Hùng Vương, một bên là truyền thông có tính tạo dựng. Bình luận của tôi tập trung vào khuynh hướng thứ hai.

- Tôi không bình luận về việc nên hay không nên thờ cúng, cũng không bình luận cảm xúc của mỗi người về Hùng Vương nên là thế nào.

- Bài viết không thảo luận về sự thật lịch sử của Hùng Vương, đã có nhiều công trình lịch sử và khảo cổ học về vấn đề này.

- Xuất phát của tôi là quan sát cách các yếu tố huyền sử được truyền thông sử dụng vì các mục đích khác nhau, và Hùng Vương là một trường hợp trong mạch suy nghĩ đó.

- Sự xâm thực văn hóa xảy ra khi không có sự cân nhắc đến trải nghiệm văn hóa của cư dân tại mỗi không gian địa lý. Vì thiếu sự gắn kết, thực thể ấy trở nên xa lạ và không xây dựng được sự kết nối tinh thần.

- Tôi kết lại với hai ý chính: dành một sự hoài nghi lành mạnh đối với các dữ kiện; quan sát cách các dữ kiện ấy được sử dụng và xem chúng nói được gì về hoàn cảnh hiện tại. Sự phản ứng của các bạn dù là theo chiều nào cũng là cái cần quan sát.]

Một đền thờ vua Hùng mới được khánh thành tại thành phố Cần Thơ. Khối kiến trúc tẻ nhạt, xấu xí ấy là một dị vật hoàn toàn xa lạ với bối cảnh văn hóa, lịch sử của vùng đất Cần Thơ. Tại sao phải xây dựng đền thờ Vua Hùng ở vùng đất không có một trải nghiệm văn hóa nào gắn kết với tín ngưỡng thờ Vua Hùng? Nhìn rộng ra, những yếu tố gắn với Hùng Vương và thời Văn Lang được nhân bản và rải giống khắp mọi nơi. Các hoa văn trống đồng được lặp lại khắp các công viên, đình, chùa đến nhà văn hóa và trở thành những biểu tượng rỗng nghĩa. Chúng đơn điệu về mặt tạo hình và trở thành vật thể xâm thực trong mỗi địa điểm chúng hiện diện.

Trong thời hiện đại, các phong trào "trở lại truyền thống" diễn ra theo nhiều chiều hướng, quy mô và nhận được các ứng xử khác nhau. Trong khi nhóm "cổ phong" mặc áo dài ngũ thân triều Nguyễn bị một số báo đài phê phán là phong kiến, thì thờ cúng Hùng Vương được ca ngợi vì nó được bao phủ bằng một hệ thống truyền thông luân lý được bảo trợ chính thức. Tín ngưỡng thờ Hùng Vương vốn thuộc về một số địa phương cụ thể, với những màu sắc văn hóa, bối cảnh lịch sử và không gian địa lý cụ thể, nay được tách khỏi không gian và khuếch tán thành một "truyền thống" mới để nâng đỡ cho những thông điệp khuôn sáo về nguồn cội.

Eric Hobsbawm gọi những hiện tượng như thế này là "phát minh ra truyền thống" (invention of tradition), để chỉ những truyền thống do các thể chế, tổ chức cố tình tạo dựng ra. Theo Hobsbawm, những truyền thống được phát minh này nhằm để truyền thông về tính đúng đắn của thể chế, cho họ một biểu tượng mà vin vào để bám sâu vào nhận thức cộng đồng, hợp lý hóa sự thống lĩnh và truyền tải những mô hình hành xử được kỳ vọng vào trong dân chúng. Sự lan truyền của yếu tố Hùng Vương là một chiến dịch truyền thông nhằm khắc sâu ý thức về một tổ tiên chung [huyễn tưởng], một tình cảm ái quốc mang màu sắc chủ nghĩa dân tộc, và dần dần loại thải mọi ý tưởng khác về nguồn gốc để trở thành câu chuyện duy nhất, độc tôn và phủ quyết sự đa dạng.

Cần tách đôi giữa tín ngưỡng thờ Hùng Vương như một thứ tình cảm tự nhiên, và diễn ngôn về Hùng Vương như truyền thông mang tính tạo dựng của các thể chế. Cái tôi chỉ trích là cái thứ hai. Điểm qua một chút về sự phát triển của diễn ngôn quốc tổ Hùng Vương. Cuối thời Nguyễn có những thông điệp đầu tiên nhằm biến những huyền sử trước đó về Hùng Vương trở thành tín ngưỡng quốc gia, sau đó bị gián đoạn trong thời thuộc địa. Sau năm 1954, hai thế chế ở hai miền Bắc Nam đều có những ứng xử để kiến tạo bản sắc dân tộc, và huyền sử Hùng Vương là lựa chọn hàng đầu. Bức tranh của họa sĩ Trọng Tạo trong Dinh Độc Lập cho thấy hình dung của miền Nam về Hùng Vương, trong tạo hình chuẩn mực của triều đình phong kiến Đông Á. Những bằng chứng khảo cổ ở miền Bắc góp phần phác thảo lại hình ảnh Hùng Vương quấn khố, đội mũ lông chim, và hình tượng này sẽ được nhân bản rộng rãi cho đến tận hiện tại. Hùng Vương dần dần được quảng bá ở tầm mức quốc gia, và những thông điệp đạo đức được lặp đi lặp lại mỗi mùa xuân, mỗi mùa giỗ tổ. Càng được lặp lại thì càng trở nên chân thật, đến mức trở thành rất thật và khắc sâu những thông điệp ý thức hệ vào trong dân chúng. Nói theo cách của Hobsbawm thì truyền thông về Hùng Vương là một công cụ lan truyền ý thức hệ.

Về mặt lịch sử, cần hoài nghi huyền sử, đối chiếu sử liệu và tư liệu khảo cổ học. Về mặt xã hội, cần quan sát cách huyền sử được sử dụng như phương thức truyền thông trong những chương trình kiến tạo bản sắc quốc gia, điều đó có nghĩa là đặt diễn ngôn về Hùng Vương trong một sự hoài nghi lành mạnh. Không có cái gọi là trở về với truyền thống. Quá khứ là cái mất đi, những nỗ lực "trở về" thực ra là những sáng tạo mới, để phản ứng với những hoàn cảnh hiện đại, để quản trị cảm xúc công cộng trong xã hội. Quan sát phản ứng đó cho phép ta hiểu về hoàn cảnh hiện đại.

Cuối cùng thì sự lan rộng của những yếu tố huyễn tưởng về Hùng Vương là đáng lo về mặt văn hóa. Chúng xa lạ trong những bối cảnh văn hóa chúng hiện diện và tồn tại như những biểu tượng rỗng nghĩa. Cuối cùng thì bất cứ cái gì được nhân bản hàng loạt cũng sẽ sản sinh ra một hệ thống vô nhân vị không dung dưỡng cho một mối quan hệ tinh thần nào.

 

P/S. Sau khi đọc cmt t các anh, ch, bn, tôi lưu ý các đim này:

- Tôi tách rõ mt bên là tín ngưỡng và tình cm t nhiên ca người dân đối vi Hùng Vương, mt bên là truyn thông có tính to dng. Bình lun ca tôi tp trung vào khuynh hướng th hai.

- Tôi không bình lun v vic nên hay không nên th cúng, cũng không bình lun cm xúc ca mi người v Hùng Vương nên là thế nào.

- Bài viết không tho lun v s tht lch s ca Hùng Vương, đã có nhiu công trình lch s và kho c hc v vn đề này.

- Xut phát ca tôi là quan sát cách các yếu t huyn s được truyn thông s dng vì các mc đích khác nhau, và Hùng Vương là mt trường hp trong mch suy nghĩ đó.

- Khi dùng t tưởng tượng, huyn tưởng, tôi đang nhn mnh đến quan sát cách tưởng tưởng to ra nhng kh năng mi và quay tr li chi phi thc ti, to ra nhng thc ti mi.

- S xâm thc văn hóa xy ra khi không có s cân nhc đến tri nghim văn hóa ca cư dân ti mi không gian địa lý. Vì thiếu s gn kết, thc th y tr nên xa l và không xây dng được s kết ni tinh thn.

- Tôi kết li vi hai ý chính: dành mt s hoài nghi lành mnh đối vi các d kin; quan sát cách các d kin y được s dng và xem chúng nói được gì v hoàn cnh hin ti. S phn ng ca các bn dù là theo chiu nào cũng là cái cn quan sát.

 



 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DI SẢN LỊCH SỬ - VĂN HÓA CÁC ĐÔ THỊ NAM BỘ NHÌN TỪ GIA ĐỊNH THÀNH THÔNG CHÍ CỦA TRỊNH HOÀI ĐỨC

Vài nét về công trình Gia Định thành thông chí Gia Định thành thông chí ( 嘉定城通志 ) còn có tên Gia Định thông chí ( 嘉定通志 ), là một quyển địa...