NGÀY ĐẦU NĂM HỌC MỚI

 TỪ BIỆT MỘT ĐỒNG NGHIỆP

Một người anh đồng nghiệp vừa ra đi sau một thời gian dài bệnh nặng, PGS.TS Phạm Đức Mạnh.
Anh thuộc lớp đàn anh, cùng PGS.TS Bùi Chí Hoàng, PGS.TS Đặng Văn Thắng đã trực tiếp giúp đỡ và làm việc cùng thế hệ kế sau là thế hệ tôi và vài anh bạn nữa. Những năm 1990 người làm công tác khảo cổ ở phía nam nói chung và TP.HCM không nhiều, lại ở những cơ quan khác nhau như Viện KHXH TPHCM (nay là Viện KHXH vùng Nam bộ), Trường ĐH Tổng hợp (nay là ĐHXHNVTP), Bảo tàng lịch sử TP... Nhưng không vì thế mà chúng tôi xa cách nhau. Mấy anh em thường xuyên liên hệ với nhau vì công việc khai quật, nghiên cứu, hội thảo. Tính tình khác nhau, mọi người cũng thân sơ khác nhau, nhưng khi có chuyện vui buồn thì hay gọi nhau đi nhậu. Ngồi tào lao một lúc ai cũng thấy nhẹ nhõm hơn ít nhiều...
Anh Phạm Đức Manh viết nhiều sách vể KCH, cuốn đầu tiên mà tôi biết là cuốn "Di tích Khảo cổ học Bưng Bạc", Phạm Đức Mạnh, NXB Khoa học Xã hội 1996. Hà Nội. Cuốn sách sau cùng tôi nhận được từ anh tặng là cuốn "Mộ cổ Đồng Nai" - Phạm Đức Mạnh, Nguyễn Hồng Ân, NXB Đồng Nai, 2020. Ngoài ra anh còn nhiều công trình nghiên cứu khác đã in thành sách, cuốn nào cũng dày cộp, vài trăm trang chữ nhỏ, thư mục tham khảo hàng trăm tài liệu... Nhiều thế hệ sinh viên coi sách của anh là những giáo trình bắt buộc phải "đọc đi đọc lại".
Từ khi tôi chuyển công tác về Viện Nghiên cứu phát triển TP, công việc KCH của tôi cũng ít hơn trước, việc gặp gỡ các đồng nghiệp cũng thưa dần, dù bất cứ công trình mới nào, cuộc khai quật mới nào của các anh, các bạn tôi cũng biết, trong đó có những công trình của anh Phạm Đức Mạnh. Cho đến những nằm gần đây tôi có điều kiện về giảng dạy tại bộ môn KCH, Khoa Lịch sử trường ĐHKHXHNV TPHCM thì thỉnh thoảng gặp anh, vì lúc này anh đã có bệnh. Tổ bộ môn KCH trong những năm anh làm trưởng bộ môn đã gầy dựng lại được chuyên ngành, bắt đầu có nhiều sinh viên theo học Khảo cổ.
Mới năm ngoái chúng tôi tiễn đưa anh Vũ Quốc Hiền (BTLSQG), nay tiễn đưa anh Mạnh - hai anh cùng thế hệ với nhau. Thôi thì, như dân khảo cổ vẫn tiễn nhau bằng câu chào "bác đi trước nhé!", anh Mạnh lại được gặp các Thầy Trần Quốc Vượng, Diệp Đình Hoa, Hà Văn Tấn - các sư phụ kính quý của chúng tôi.



@ Khai trường
“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
Ngày khai giảng nào học trò cũng được nhắn nhủ như vậy! Bao nhiêu thế hệ trẻ đã thành người lớn mà mong muốn vẫn như 76 năm trước!
Năm nay trong khi dịch covid đang hoành hành như thế, không biết trước khi quyết tâm khai giảng đúng ngày 5/9, Bộ và Sở giáo dục các tỉnh có nắm được bao nhiêu% học sinh không có phương tiện để học online? Như vậy sẽ phải giải quyết như thế nào? Có cách thức hỗ trợ các học sinh khó khăn không? Ở thành phố nhiều gia đình có máy tính hay điện thoại thông minh nhưng vẫn có những gia đình không có để cho con cái sử dụng. Các tỉnh, nhất là vùng sâu vùng xa còn khó khăn hơn nhiều!
"Mỗi trường học là một pháo đài" nhưng những người lính - học sinh - thì không đủ vũ khí. "Đánh nhau" bằng khẩu hiệu à? Chưa kể, trường học là môi trường - không gian cần và phải là "hòa bình", sao cứ biến thành chiến trường dù chỉ là khẩu hiệu?
Dẫu sao vẫn xin chúc các thầy cô, chúc các con vào năm học mới an toàn, vui vẻ ❤

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DI SẢN LỊCH SỬ - VĂN HÓA CÁC ĐÔ THỊ NAM BỘ NHÌN TỪ GIA ĐỊNH THÀNH THÔNG CHÍ CỦA TRỊNH HOÀI ĐỨC

Vài nét về công trình Gia Định thành thông chí Gia Định thành thông chí ( 嘉定城通志 ) còn có tên Gia Định thông chí ( 嘉定通志 ), là một quyển địa...