7.9
@ Hôm nay bắt đầu xét xử vụ Đồng Tâm. Vậy mà hôm qua có mấy báo đưa tin cứ như tòa đã tuyên án!
Nếu không được nói đúng sự
thật thì cũng đừng nói điều dối trá!
Tháng bảy âm lịch, người sống người chết rất dễ gặp nhau...
@ Thói quen "đọc báo nghe
đài xem tivi" từ thời ko có gì khác đã ăn sâu vào nếp sống nhiều người
nhất là ở MB. Cho nên họ ko/ngại đọc, nghe, xem những gì khác "chính thống", trái chiều.
Như người ở trong tối lâu ngày khó mở được mắt khi ra ngoài sáng. Ngăn cản thông tin khác hoặc tuyên
truyền thông tin một chiều là ngăn cản ánh sáng, là để bóng tối bủa vây thêm.
Đấy là lý do nhiều
người chỉ nhắc lại những gì TV nói báo đăng, khỏi phải suy nghĩ, mệt đầu! Nhắm
nghiềm mắt lại, ở mãi trong bóng tối cũng ko chết (ngay) thì cần gì ánh sáng!
8.9.2020
@ Từ FB Le Quang:
Tòa án Việt Nam có lẽ là nơi đầu tiên trong lịch sử hiện đại cho phép chiếu một bộ phim tuyên giáo có dàn dựng ngay trong phiên tranh luận. Đây là hoạt động không thể tin nổi - là có thể xảy ra trong một xã hội bình thường.
Trên Thế giới, việc trình chiếu video trước tòa chỉ được thực hiện khi nó được coi là ‘’bằng chứng’’ và phải được xác thực. Bằng chứng dạng video không thể đơn giản là một đoạn phim tuyên truyền do VTV công chiếu. Bất kỳ tư liệu nào, một khi đã qua chỉnh sửa đều KHÔNG được coi là bằng chứng. Những loại tư liệu như thế KHÔNG có bất cứ giá trị nào trước toà. Nó thậm chí phải bị cấm vì có ảnh hưởng đến phán quyết khách quan.
Video ‘’bằng chứng’’, phải được cung cấp bởi một người có khả năng làm chứng trước tòa về tính hợp pháp của video, có nghĩa là nếu VTV cung cấp một đoạn phim ‘’bằng chứng’’ thì họ phải xuất hiện tại tòa với tư cách “nhân chứng” và phải cam kết chịu trách nhiệm với tư liệu mình đưa ra. Cá nhân tôi e rằng VTV không hề (và không thể) có mặt như nhân chứng tại phiên tòa này.
Do đó việc đưa ra một đoạn phim tuyên giáo (đã qua cắt dựng) có thể góp phần tạo ra thông tin ngụy biện gây tổn hại đến uy tín của tòa án, nhân chứng, nạn nhân, nghi can … hơn nữa, nó gây tổn thương đến niềm tin nơi công chúng. Đây là điều mà mọi người bình thường đều hiểu chứ không cần phải có kiến thức chuyên sâu.
Ở những xã hội chặt chẽ, người ta coi trọng tính ‘’trang trọng’’ và ‘’phẩm giá’’ của Tòa, mọi tài liệu được công bố phải là kết quả của quá trình thu thập, lưu trữ nghiêm túc. Một đoạn phim đã qua dàn dựng được trình chiếu trước Toà - có thể coi là nỗi sỉ nhục rất lớn cho bản thân chánh án lẫn cả nền tư pháp. Nó không khác gì việc chiếu phim khiêu dâm trong phòng hội nghị cả.
Nếu như chuyện này không thực sự đã xảy ra ở VN, thì thật khó có thể tin nổi là nó có khả năng xảy ra ở bất kỳ nơi đâu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét