Tôi đi học chứ không phải Ai đi học :)

 1. Mình tin sự phân tích của cô giáo Thảo Dân và Hana Nguyen về bộ sách GK. Vấn đề là phụ huynh thấy cuốn "tham khảo" nào ko cần thiết thì đừng mua. nếu kêu nhưng vẫn mua thì họ tiếp tục làm và bán những cuốn sách ấy.

Cần thiết là lên tiếng làm sao bộ sách chính được dùng ít nhất hai, ba năm, vừa tiết kiệm cho xã hội vừa có tính ổn định về kiến thức, chứ cứ thay đổi như chong chóng thì thầy cô cũng khổ chứ ko chỉ học sinh. Đồng thời giá bán càng rẻ càng tốt, thậm chí phát cho học sinh và dùng chung vài năm.

Thời mình đi học ít sách hơn bây giờ vì nhu cầu và sự phát triển của XH hiện nay đã khác xa ngày ấy.

SV của mình hay nói vui "thời các thầy cô đi học chỉ học lịch sử đến giữa thế kỷ 20, sao bây giờ bắt chúng em học sử nhiều thế, đến tận đầu thế kỷ 21 ? Mình trả lời: thầy cô của cô chỉ học sử đến thế kỷ 19 và chỉ sử Việt, sử Pháp thôi mà vẫn bắt cô học sử thế giới từ thời Ai Cập đến Liên Xô, Mỹ luôn đấy! :D

 

2. Phụ huynh đưa hình em bè ngồi chán ngán trong lễ khai giảng có nhớ những lúc mình ngồi họp cũng chán ngán như thế ko? Ở nhà bắt con ngồi 1 chỗ nó còn phản ứng huống chi ở chỗ lạ. Trẻ em hiếu động nên mau chán, ko nên vì thế mà có những lời bình phẩm khiếm nhã cho ngày Tựu trường cũng như các thầy cô tổ chức lễ - mà như mình thấy năm nay đã rất ngắn gọn so với mọi năm.

Ngày Khai trường với các nghi lễ tối thiểu là ngày của các con, nhưng nếu đọc những gì các bố mẹ viết trên FB chắc các con chả thiết học hành gì nữa, chưa kể là gieo vào đầu các con sự coi thường nhà trường và thầy cô giáo :(

Qua ngày Khai trường rồi mình rụt rè nêu vài ý này, là vì mình nghĩ đến niềm vui "Tôi đi học" trong sáng của các con và nỗi ngậm ngùi của nhiều thầy cô giáo...

3. “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Đó là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trích trong “Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa”, ngày 15-9-1945.

Ngày khai giảng nào học trò cũng được nhắn nhủ như vậy! Bao nhiêu thế hệ trẻ đã thành người lớn mà mong muốn vẫn như 75 năm trước!

6.9.2020

Cảm xúc ngày khai giảng của lớp 1 - Báo Người lao động

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DI SẢN LỊCH SỬ - VĂN HÓA CÁC ĐÔ THỊ NAM BỘ NHÌN TỪ GIA ĐỊNH THÀNH THÔNG CHÍ CỦA TRỊNH HOÀI ĐỨC

Vài nét về công trình Gia Định thành thông chí Gia Định thành thông chí ( 嘉定城通志 ) còn có tên Gia Định thông chí ( 嘉定通志 ), là một quyển địa...