Suy nghĩ vụn về những ngôi nhà thờ đã/sắp bị phá



1.     Di sản văn hóa không phụ thuộc vào tấm bằng công nhận của bất cứ ai: nhà nước hay quốc tế. Bởi vì những giá trị của nó là khách quan, nếu không nhận thức được những giá trị ấy là do lỗi của con người chứ bản thân công trình ấy ko có lỗi khi “chưa được công nhận di sản”. Di sản là di sản, không phụ thuộc vào việc nó đang tồn tại trong một quốc gia có chính thể nào!

2.     Như nhiều người đã khẳng định, việc của nhà thờ là quyền là của Cha (và giáo dân). Vì vậy, phá hủy một nhà thờ có giá trị di sản văn hóa thì trách nhiệm đầu tiên là của người ra quyết định. Trách nhiệm trước dư luận xã hội và đặc biệt là trách nhiệm với thế hệ sau của cộng đồng giáo dân địa phương và cộng đồng công giáo VN.

3.     Nhưng, di sản văn hóa, về “sở hữu vật chất” dù thuộc về ai thì giá trị tinh thần của nó cũng thuộc về cộng đồng chung, là tài sản quốc gia. Do đó, khi di sản bị hủy hoại thì trách nhiệm lớn hơn thuộc về cơ quan có trách nhiệm về di sản văn hóa là Bộ VHTT. Việc chậm trễ quan tâm đến di sản công giáo nói chung và không có quan điểm rõ ràng trong việc bảo vệ nhà thờ Bùi Chu trong tình trạng “nước sôi lửa bỏng” đã thể hiện sự vô trách nhiệm của cơ quan quản lý về DSVH: “được tiếng” tôn trọng quyền của nhà thờ, đồng thời cũng đẩy hoàn toàn trách nhiệm về phía nhà thờ.

4.     Sự thất bại của những tiếng nói bảo vệ nhà thờ Bùi Chu sẽ làm một số người hả hê – những người chỉ luôn mong muốn người khác thất bại dù đó là việc làm tốt, có ích - chỉ vì không ưa chính quyền/hoặc ko ưa hành xử của chính quyền với công giáo VN trong lịch sử. Đấy cũng là lý do vì sao xã hội dân sự VN không thể lớn mạnh. Vâng, mỗi chiếc đũa yếu mềm thì làm sao có cả bó đũa mạnh, vì phép bẻ đũa vẫn là bẻ từng chiếc một!

5.     Công cuộc bảo vệ di sản sẽ còn rất gay go, vì ý thức về di sản chưa trở thành ý thức của mọi người. Phải bắt đầu từ giáo dục bằng nhiều hình thức: những bức ký họa, như những bức ảnh nhà thờ Bùi Chu đã mang lại cảm xúc đẹp cho người xem – đây là một cách làm có hiệu quả, cần được bắt đầu với trẻ em.

Cuối cùng, sau tất cả những điều trên chúng ta còn có những gì? Chúng ta sẽ để lại gì cho thế hệ sau? Một đất nước tan hoang về tinh thần vì không còn di sản văn hóa để làm điểm tựa – phải chăng đó là điều chúng ta mong muốn?!

Nhà thờ Bùi Chu (Xuân Trường, Nam Định) 11/5/2019

Trong hình ảnh có thể có: bầu trời và ngoài trời

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TRAO TẶNG TÀI LIỆU HIỆN VẬT CỦA NSUT - ĐẠO DIỄN NGUYỄN NGỌC BẠCH

  Lời đầu tiên, thay mặt gia đình tôi xin trân trọng cám ơn Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM, Hội Di sản văn hóa TPHCM, Bảo tàng TP.HCM đã nhiệt...