Cô Nguyễn Thị Hậu- TS. giảng viên khoa lịch sử.
* Thưa cô, được biết cô từng là sinh viên của trường và bây giờ là giảng viên của trường, tính ra cô cũng đã gắn bó với Nhân Văn hơn 40 năm. Cô có thể chia sẻ nhiều hơn về điều này?
- Tôi cảm thấy bản thân mình có duyên với trường Nhân Văn.
Tôi
vào trường năm 1976, lúc đó trường đang có tên là Văn Khoa. Văn Khoa không chỉ
mang nghĩa là “văn chương”, “văn thơ” mà còn là một môi trường đậm chất “nhân
văn”. Với thế hệ của tôi thì cái tên này là một kí ức thân thương.
Sau
khi tốt nghiệp ngành Sử năm 1980, tôi ở lại trường giảng dạy đến năm 1994. Rồi
vì công việc chuyên môn của cá nhân và cũng như yêu cầu của thành phố nên tôi
có chuyển đi một vài cơ quan khác. Đến năm 2014, tôi lại trở về giảng dạy ở
Nhân Văn.
Khoảng
thời gian 20 năm rời khỏi trường, tôi vẫn gắn bó với trường trong tư cách là giảng
viên thỉnh giảng. “Cái duyên” sâu sắc của tôi với trường Nhân Văn là vậy.
*Cô cảm thấy điều gì làm cho sinh viên Nhân Văn khác với
sinh viên trường khác ạ?
-Tôi
nhận thấy đa phần sinh viên Nhân Văn đều yêu thích hoặc có năng khiếu về các
môn xã hội nên khi chọn thi vào trường, các bạn đã định hình sở thích tương đối
sớm. Điều này khá khác biệt với các bạn theo học khối ngành khoa học tự nhiên.
Một
điều nữa mà tôi nghĩ cũng là một cái lợi thế của sinh viên trường mình là sở
thích đọc sách. Sinh viên Nhân Văn rất chịu khó đọc và tìm tòi nghiên cứu.
Tuy
nhiên, vài năm gần đây tôi cảm thấy các bạn không có, ít có sự lựa chọn khi đọc.
Có
lẽ cái khó của các bạn bây giờ là thông tin bùng nổ, interne1t mang lại quá nhiều
sự lựa chọn nên cũng khó chắt lọc. Mà kỹ năng chọn lọc thông tin, chọn lựa loại
sách phù hợp là một kỹ năng rất quan trọng với sinh viên đại học.
*Điều gì làm cô ấn tượng nhất với trường Nhân Văn?
- Có lẽ điều tôi ấn tượng nhất về Nhân Văn là từ một số công trình nghiên cứu khoa học. Tôi đã đọc và theo dõi các công trình nghiên cứu của trường từ hồi còn là trường Văn Khoa. Đó là những công trình thể hiện trình độ hiểu biết và sự độc lập trong nghiên cứu, cách biểu đạt tự do thông qua việc tiếp cận các vấn đề khoa học không theo lối mòn.
- Có lẽ điều tôi ấn tượng nhất về Nhân Văn là từ một số công trình nghiên cứu khoa học. Tôi đã đọc và theo dõi các công trình nghiên cứu của trường từ hồi còn là trường Văn Khoa. Đó là những công trình thể hiện trình độ hiểu biết và sự độc lập trong nghiên cứu, cách biểu đạt tự do thông qua việc tiếp cận các vấn đề khoa học không theo lối mòn.
Trường
chúng ta luôn đề cao sự tự học của sinh viên. Tự học là yếu tố quan trọng nhất,
thứ hai mới là việc giảng dạy, phuông pháp truyền đạt của thầy cô thế nào để tạo
cho sinh viên biết độc lập nghiên cứu. Tất cả đều nhằm hình thành và phát triển
một nhân cách độc lập.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét