Báo Văn nghệ (Hội Nhà văn) ngày 18/8/2012.
Sau khi tiến sĩ Mai Hồng, nguyên trưởng
phòng tư liệu thư viện - Viện Hán Nôm, trao tặng
Bảo tàng lịch sử Quốc gia tấm bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn
đồ” (Địa dư toàn đồ tới các tỉnh của Trung Quốc thực hiện từ thời Thanh) xuất bản
năm 1904 ghi rõ cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam, không hề bao gồm Hoàng
Sa và Trường Sa, một số nhà sưu tầm và nghiên cứu đã phát hiện thêm một số bản
đồ khác của Trung Quốc cũng giống bản đồ trên. Điều này cho thấy từ lâu nay, do
chưa có điều kiện để quan tâm đầy đủ, chưa có sự hiểu biết về giá trị đặc biệt
của bản đồ cổ nên trong nhân dân đã lưu giữ những tài liệu như thế mà chưa được
phát hiện. Trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển Đông và hai quần đảo
Hòang Sa – Trường Sa, những tấm bản đồ cổ và tài liệu lịch sử thành văn khác có
một ý nghĩa và giá trị đặc biệt quan trọng về pháp lý.
Khỏang vài năm nay nhà nước ta được những
cá nhân, gia đình, dòng họ hiến tặng khá nhiều tư liệu lịch sử liên quan đến chủ
quyền biển đảo Việt Nam, ví dụ như sắc phong, lệnh chỉ… tìm thấy tại đảo Lý
Sơn, những văn bản triều Nguyễn chẳng hạn... nhưng hầu hết những tư liệu này đều
giao cho một số cơ quan không có chức năng nghiên cứu và lưu giữ tài liệu lịch
sử tiếp nhận. Sau đó việc thẩm định, đánh giá và sử dụng những tư liệu này cũng
không được đề cập đến.
Để đảm bảo giá trị khoa học của những tài liệu mới phát hiện như bản đồ cổ,
văn bản Hán - Nôm có nội dung liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải Việt
Nam, những tài liệu này cần được giao
cho cơ quan chuyên ngành là Viện Hán Nôm, Viện Sử học... là nơi có chức năng
lưu giữ, nghiên cứu, dịch và công bố tòan bộ nội dung và cũng như thẩm định giá
trị khoa học của những tài liệu đó, bổ sung kho tư liệu lịch sử góp phần vào việc
đấu tranh khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam hiện nay. Đặc biệt cần được
lưu giữ và truyền lại cho nhiều thế hệ sau, bởi vì việc bảo vệ chủ quyền Tổ quốc
là việc làm không chỉ của một thế hệ.
Liên quan đến những tấm bản đồ còn một hiện tượng khác: gần đây cơ quan
công an phát hiện được khá nhiều bản đồ Việt Nam
in sai sự thật về biên giới trên bộ và cả vùng lãnh hải Việt Nam. Những tấm bản đồ này do Trung
Quốc sản xuất và bán công khai ở nhiều tỉnh biên giới nước ta. Việc phát hiện,
tịch thu và ngăn chặn sự phát tán những tấm bản đồ “hàng giả” này là kịp thời
và rất cần thiết. Nhưng cần thiết và quan trọng hơn là chúng ta phải có nhiều
“hàng thật, hàng chất lượng cao” để chống lại hàng giả: xuất bản bản đồ Việt
Nam đầy đủ, chính xác về biên giới và lãnh hải, bày bán rộng rãi khắp nơi, sao cho
trong mỗi trường học, lớp học, mỗi công sở, mỗi gia đình đều có bản đồ Việt
Nam. Trong giáo dục thì việc in bản đồ Việt Nam
trên bìa sách giáo khoa, tập vở... sẽ giúp con em chúng ta hàng ngày nhìn thấy
và ghi nhớ sự toàn vẹn lãnh thổ lãnh hải của Tổ quốc! Cần thiết in bản
đồ Việt Nam trong tất cả các cuốn sách và tờ giới thiệu, hướng dẫn du lịch và
phát rộng rãi cho du khách, đặc biệt lưu ý tên BIỂN ĐÔNG cần được ghi đúng trên
những tấm bản đồ này, tránh tình trạng ghi tên “South China Sea” trên các bản đồ du lịch Việt Nam
và cả ở bản đồ hướng dẫn vùng bay trên các máy bay của Vietnam Airlines.
Bảo
vệ chủ quyền Tổ quốc ngay từ ý thức mỗi người và từ những việc làm giản đơn như
thế!
Lúc đầu em cũng tin như thế chị ạ nhưng em bắt đầu chán tin rồi. Mình cứ in in in in, con em mình cứ xem trên bản đồ, trên giấy, trên vở đất biển đó của mình nhưng thực tế thì TQ nó đã thành lập cả thành phố Tam Sa ở đó, có dân ở, có vài nghìn tàu cá bu quanh, dân chài mình ra nó đuổi bắt, rồi xâu cầu cảng, ít nữa cắm giàn khai thác dầu khí nữa, ồn ào sầm uất của nó.
Trả lờiXóaThế thì những gì trên giấy chỉ là lãng mạn ảo.
Thà là ghi vào sách dạy lích sử: đất biển này xưa của VN, đến ngày này năm này TQ chiếm đảo này, ngày này năm kia chiếm đảo kia, ngày này TQ xây càu cảng, ngày kia TQ lập thành phố, chiếm êm đẹp vùng này. Như thế con em mình chúng còn biết được sự thật.
Thật ra việc phổ biến thông tin lịch sử về biển đảo của mình còn hạn chế lắm. Dân ở thành phố và người biết internet còn biết thông tin nhiều hơn một chút. Vấn đề là cần tạo thành thói quen về ý thức chủ quyền qua tuyên truyền (chị ko thích từ này, tuy nhiên, dân ta đã quen được/bị tuyên truyền) bằng nhiều hình thức, hình ảnh trực quan như bản đồ thích hợp với giáo dục con trẻ.
Trả lờiXóaEm biết ko, TQ họ đã làm cách này từ hàng chục năm nay nên giờ đây dân họ đã nghĩ như họ muốn!