Tiếng kẻng báo động trên “vùng trời bình yên”


Báo TUỔI TRẺ ngày 8/5/2012

Chúng tôi lên đảo Sơn Ca vào buổi sáng (30/4/2012) biển trời thăm thẳm một màu xanh thanh bình. Sau phút chào đón xúc động những ánh mắt những bàn tay xiết chặt, những nghệ sĩ của Trung tâm ca nhạc nhẹ thành phố bắt đầu chương trình văn nghệ phục vụ chiến sĩ. Cùng hát với các ca sĩ trẻ là những người lính đảo. Thật bất ngờ, nói như nghệ sĩ ưu tú Tạ Minh Tâm, MC của chương trình, lính đảo hát hay không thua gì ca sĩ chuyên nghiệp. Những tiết mục nối nhau tạo nên không khí khi sôi nổi khi sâu lắng, trên gương mặt những người lính đảo tràn đầy nét vui tươi hồn nhiên, tưởng như không phải họ là những người đang ngày đêm đối mặt với muôn vàn khó khăn nguy hiểm.
          
 Khi ca sĩ Yến Nhi đang bay bổng lời ca Từng vòng tay trao hơi ấm, rộn rã, đôi tim mừng vui gặp gỡ, trong ngày mới… của ca khúc VÙNG TRỜI BÌNH YÊN thì bỗng một hồi kẻng dồn dập vang lên. Báo động! Những người khách còn đang ngơ ngác thì chủ nhà đã đâu vào đấy trong nháy mắt. Chưa dứt tiếng kẻng bộ đội đã có mặt đúng vị trí, mũ sắt buộc nghiêm chỉnh, vũ khí trong tư thế sẵn sàng.
Một lúc sau khi kẻng báo yên, nhanh thoăn thoắt, những người lính lại ùa về “sân khấu”, cả chủ và khách lại hồn nhiên tiếp tục Nắm tay ta về vùng trời bình yên…

Đã lâu lắm mới nghe thấy tiếng kẻng báo động dồn dập căng thẳng, tôi chợt nhớ lại những phản xạ quen thuộc của thời chiến: chạy nhanh, nhảy xuống hầm trú ẩn gọn, mũ rơm đội ngay lên đầu. Nhìn những người lính còn rất trẻ nhưng đã thuần thục các thao tác quân sự, ranh giới mong manh giữa thời chiến và thời bình trên đảo này, trên vùng biển này hiển hiện rõ ràng hơn bao giờ hết. Trong cái khoảnh khắc “thời chiến” vừa vụt qua, sự sống bỗng quý giá hơn gấp ngàn lần, sự sống của mỗi con người, của mỗi chàng trai cô gái chỉ như những đứa con của tôi. Bao thế hệ đã làm tất cả để tuổi trẻ được sống trong hòa bình, để không bao giờ họ phải làm quen và thuần thục với thứ phản xạ mà nếu chậm trễ chỉ giây lát sẽ phải trả giá bằng mạng sống của mình.

Cuộc chiến tranh nào rồi cũng qua đi, nhưng hòa bình chỉ thật sự đến khi  những “phản xạ thời chiến” không còn có cơ hội “di truyền” cho thế hệ sau.

 http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/490694/Tieng-keng-bao-dong-tren-%E2%80%9Cvung-troi-binh-yen%E2%80%9D.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TRAO TẶNG TÀI LIỆU HIỆN VẬT CỦA NSUT - ĐẠO DIỄN NGUYỄN NGỌC BẠCH

  Lời đầu tiên, thay mặt gia đình tôi xin trân trọng cám ơn Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM, Hội Di sản văn hóa TPHCM, Bảo tàng TP.HCM đã nhiệt...