Đàn Nam Giao nhà Hồ mới hẳn?

Thứ Tư, 30/05/2012, 06:05 (GMT+7)
Đàn Nam Giao nhà Hồ mới hẳn?
TT - So với phần di tích đã được khai quật trước đó, đàn tế Nam Giao “mới” đã được xây thêm phần tường đàn, nâng cao nền, làm thêm cả phần trung tâm của đàn tế gọi là viên đàn...
Di tích đàn tế Nam Giao thuộc quần thể di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ (Thanh Hóa) đang được tôn tạo - Ảnh: Hà Đồng
TS Vũ Thế Long (Viện Khảo cổ học - người tham gia khai quật đàn tế Nam Giao) cho rằng: “Việc phục dựng một di tích phải có cơ sở khoa học của nó, không thể bịa tạc lịch sử. Theo tôi, với đàn tế Nam Giao nên giữ ở dạng nguyên bản là tốt nhất. Chỉ nên phục dựng khi có bản vẽ chi tiết. Chứ hiện nay, phần trung tâm của đàn tế họ xây lên trông như cái bánh gatô, tôi hoàn toàn không ủng hộ”.
Ông Long nhớ lại các chuyên gia Nhật từng giúp VN phục dựng điện Cần Chánh ở Huế đã làm rất thận trọng và có trong tay bản chụp điện trước khi bị phá hủy.
“Không thể tưởng tượng để phục dựng một di tích như thế” - TS Long nói.
Tôi thật sự chưa nghe đến mô hình “bảo tồn cấp thiết” kiểu này. Đây có lẽ là một khái niệm mới. Tôi nghĩ “bảo tồn cấp thiết” là còn cái gì thì phải che chắn, bảo vệ nó. Nhưng khái niệm này chỉ đối với những di tích kiến trúc còn trên mặt đất có nguy cơ đổ sập, liên quan đến đời sống tâm linh của người dân. Còn đối với di tích khảo cổ dưới lòng đất thì thế giới cũng sử dụng phương pháp khác. Trước hết là khai quật ra hết, đừng để người ta phá đi hoặc xây dựng đè lên. Với đàn tế Nam Giao, nếu chưa có cơ sở khoa học thì không nên xây dựng bất cứ thứ gì lên. Nếu muốn người tham quan hiểu, có thể dựng mô hình giả định trong bảo tàng hoặc panô trên di tích. Làm như vậy mới là tôn trọng di tích và cả người đến xem.
Nguyễn Thị Hậu
(tiến sĩ khảo cổ học)
Trao đổi với Tuổi Trẻ, PGS.TS Tống Trung Tín (viện trưởng Viện Khảo cổ học - đơn vị cố vấn cho dự án này) cho rằng: “Đây không phải phục dựng mà là bảo tồn. Những hàng đá xây thêm nhằm mục đích diễn giải cho người xem hiểu về cấu trúc bức tường này có thể cao như thế, đồng thời bảo vệ phần nguyên gốc bên dưới. Việc này không làm biến dạng di tích đàn tế cổ. Còn viên đá cổ nào chúng tôi đánh số viên đó, đắp giấy Nhật lên rồi mới xây thêm vào. 5-10 năm nữa bỏ lớp xây thêm đi thì phần di tích bên dưới vẫn được duy trì nguyên dạng”.
Cũng theo ông Tín, mục đích của việc này là để người tham quan dễ dàng hình dung được một đàn tế Nam Giao như thế nào, “giống như những đàn tế ở Bắc Kinh, Nam Kinh mà nhiều người nhìn thấy tuy về hình thức, cấu tạo đơn giản hơn”. Viện trưởng Viện Khảo cổ học khẳng định: “Đây là bảo tồn cấp thiết chứ không phải phục dựng vì hiện nay chưa có cơ sở nào để phục dựng cả. Việc khai quật khảo cổ học mới chỉ tiến hành một nửa. Nếu muốn phục dựng chắc phải nghiên cứu ít nhất 3-4 năm nữa”.
Trong khi đó có tin cho rằng “đàn tế mới” này sẽ trở thành một điểm quan trọng trong chương trình chào mừng sự kiện đón bằng công nhận Thành nhà Hồ là di sản văn hóa thế giới, sẽ được UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức tối 16-6. Quá trình xây sửa đàn tế Nam Giao cũng được thực hiện khá gấp gáp với chi phí lên tới 3 tỉ đồng. Một chuyên gia trong ngành bảo tồn cho rằng không thể phục dựng vì mục đích tham quan du lịch và cũng không thể “làm gấp” để phục vụ hoạt động đón nhận di sản thế giới diễn ra giữa tháng 6 của Thành nhà Hồ.
Với tư cách là một người từng tham gia khảo cổ học tại đàn tế Nam Giao đồng thời là chuyên gia về khảo cổ học kiến trúc, TS Nguyễn Hồng Kiên bày tỏ bức xúc: “Không có một cơ sở nào để phục dựng đàn tế Nam Giao ở Thành nhà Hồ cả. Tôi từng tham gia và đứng tên chủ trì khai quật di tích này nhưng nhìn ảnh mới chụp cũng không thể tin vào mắt mình nữa. Ai đã cho phép phục dựng thế này?”.
HÀ HƯƠNG

 http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/494101/Dan-Nam-Giao-nha-Ho-moi-han.html

2 nhận xét:

  1. Hình như Trung Quốc đã chỉ đạo phá hoại mọi mặt: kinh tế, văn hóa, tư tưởng của Việt nam ta... nay lại mua vợ Việt Nam giá rẻ cho đàn ông TQ bị ế nữa. Chúng ta đang chém gió thế này chắc là do TQ cho phép chúng ta chém gió mà chẳng làm được gì khi họ vẫn ngang nhiên hủy hoại chúng ta kiểu "phục chế" này. Các ngành KH-XH... khác cũng vậy thôi. Nó chỉ có tên khác.
    Bạn hỏi "Ai đã cho phép phục dựng thế này?" nên mình trả lời giúp bạn đấy. Nó cũng là câu trả lời cho mọi thứ đau thương, uất ức, bi hài... đang diễn ra ở Việt Nam "nhược tiểu" của các vua đang trị vì ngày nay.

    Trả lờiXóa
  2. Mình ko dám suy đóan quá xa như vậy, vì chả cần đến TQ, chỉ cái tư duy thành tích và bệnh thích "hòanh tráng" trong bảo tồn di sản văn hóa cũng đủ là nguyên nhân của những việc trên. Có lẽ, bắt nguồn từ sâu xa là sự mặc cảm nhược tiểu kéo dài hàngn ngàn năm, mình đồng ý với bạn ở điểm này.
    Địa phương nào cũng muốn có Di sản cấp quốc gia quốc tế... nhưng ứng xử với di tích thì như đối với ao làng... :((

    Trả lờiXóa

LÀNG NGHỀ SÀI GÒN MỘT THỦA VANG DANH

   (Người Đô Thị Xuân Giáp Thìn 2024) Nguyễn Thị Hậu Sài gòn là một đô thị từ khi khởi lập. Tính chất đô thị của Sài Gòn không chỉ ở chứ...