Những mảnh vỡ (14)


Khắc khẩu

Vợ chồng có số “khắc khẩu”, hễ người này nói gì đó thì người kia luôn đáp lại bằng một câu hỏi. Cứ thế cuộc đấu khẩu bao giờ cũng “kết thúc” như sau: Sao anh (em) nói gì em (anh) cũng phải hỏi ngược lại thế? Và câu trả lời: ai bảo thế, em (anh) hỏi lại bao giờ???

Họ ly dị. Rồi cả hai đều lấy người khác “hợp khẩu” hơn.

Từ đấy đứa con trở nên khắc khẩu với cả cha và mẹ nó.

Món nợ

Nhà văn nổi tiếng với các tác phẩm ca ngợi những con người bình dị mà vĩ đại trên khắp thế giới. Nửa đời sống nơi đất khách ông mới về thăm quê, đứng trước mộ ông bà cha mẹ, nhà văn chợt nhận ra đây chính là những người vĩ đại nhất, vì họ đã dạy cho ông biết nhìn thấy sự vĩ đại trong những con người bình dị quanh mình.

Nhà văn ra đi, mang theo món nợ văn chương mà ông biết kiếp này sẽ không thể trả. Vì thiếu quê hương.

Sống

Chiều cuối năm. Quán nhỏ, ly café đen nguội, ly café đá lõang. Họ chỉ yên lặng. Cuối cùng:

- Anh hãy dịu dàng hơn với cô ấy nhé. Đàn bà chúng em yêu bằng tai mà.

Chị mỉm cười nhưng lòng anh nhói đau.

- Em cũng đừng hay cả nghĩ... Đàn ông bọn anh ai cũng có lúc vô tâm.

Chị nhìn lá rơi ngoài kia qua đôi vai trĩu xuống mệt mỏi của anh.

Chị về, biết mình sẽ đếm thời gian.

Anh đứng đó, nhìn theo ngút mắt.

Có còn lần sau…?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TRAO TẶNG TÀI LIỆU HIỆN VẬT CỦA NSUT - ĐẠO DIỄN NGUYỄN NGỌC BẠCH

  Lời đầu tiên, thay mặt gia đình tôi xin trân trọng cám ơn Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM, Hội Di sản văn hóa TPHCM, Bảo tàng TP.HCM đã nhiệt...