TATLER VIETNAM 4.12.2024

 



KÍNH THƯA QUÝ VỊ,
Tôi xin trân trọng cảm ơn TATLER VIỆT NAM đã tạo điều kiện cho tôi có mặt hôm nay, được gặp gỡ với nhiều người tôi quý trọng vì những cống hiến cho xã hội.
BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA VIỆT NAM là một công việc bình thường nhưng có ý nghĩa to lớn trong thời đại toàn cầu. Giữ gìn và bảo tồn di sản văn hóa là bảo vệ bản sắc riêng để có thể hội nhập với thế giới một cách bình đẳng và tự tin, đóng góp những tinh hoa của quốc gia cho nền văn minh nhân loại, đồng thời cũng hiểu rõ mình đang ở đâu để học tập thế giới.
Nhiều người đã nói về trí tuệ nhân tạo đã và sẽ giúp, làm thay con người nhiều việc, nhưng có một việc không bảo giờ AI có thể thay thế con người, đó là cảm xúc về lịch sử, tình yêu đối với văn hóa dân tộc! Chúng tôi tin rằng các bạn trẻ luôn có những cảm xúc và tình cảm đó trong lòng, vì vậy việc của chúng tôi là cố gắng khơi dậy, thúc đẩy tình cảm ấy trở thành những việc làm hữu ích cho bản thân và cho đất nước.
Tôi hi vọng rằng từ sự kiện này việc bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam sẽ nhận sự quan tâm và ủng hộ của quý vị và cộng đồng một cách thiết thực hơn!
Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn TATLER VIỆT NAM. Xin chúc quý vị sức khỏe và thành công!
(note lại vài ý mình chia sẻ tối 4.12.2024)



Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu là chuyên gia trong ngành khảo cổ học tại Việt Nam.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu được biết đến thông qua trang blog Hậu khảo cổ, nơi bà chia sẻ các kiến thức ngành khảo cổ, những chiêm nghiệm trong cuộc sống và truyền cảm hứng nghiên cứu văn hóa cho thế hệ sau. Quan tâm đến lĩnh vực bảo tồn di sản lịch sử - văn hóa Việt Nam nói chung và di sản đô thị Sài Gòn - TPHCM nói riêng, Tiến sĩ đã chia sẻ nhiều bài phản biện, phỏng vấn, công trình nghiên cứu về bảo tồn di sản văn hóa cũng như các thành tựu nghiên cứu khảo cổ học phía Nam cho cộng đồng. Từ đó làm nảy sinh sự quan tâm trong cộng đồng đối với các lĩnh vực trên. 

Tiến sĩ Khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu hiện đang sinh sống và làm việc tại Sài Gòn. Bà hiện đang là Phó Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Tổng Thư ký Hội Sử học TP.HCM và giảng dạy tại trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM. Bà cũng từng thực hiện nhiều công trình nghiên cứu về nền văn hóa Óc Eo, Sa Huỳnh và khảo cổ học đô thị TP.HCM. Ngoài ra, bà cũng xuất bản nhiều quyển sách về khảo cổ như Đô thị Sài Gòn - TP.HCM: Khảo cổ học và bảo tồn di sản, ​​Khảo cổ học bình dân Nam bộ - Việt Nam,... Bên cạnh chủ đề khảo cổ, bà còn viết về nhiều vấn đề khác dưới góc nhìn của một người nghiên cứu văn hóa, một nhà báo và một nhà văn, tiêu biểu có thể kể đến Thế giới mạng và tôi, Sài Gòn bao giờ cũng thế, Thương những miền qua,...

Thông qua công việc của mình, Tiến sĩ mong muốn có thêm nhiều người ủng hộ và cùng lên tiếng để ngăn chặn những hành vi phá hoại và làm tổn thương di sản văn hóa; bảo vệ di sản từ việc bảo tồn các công trình, bảo vệ ký ức của cộng đồng qua nhiều thế hệ. Bà cho rằng, việc lưu truyền những di sản văn hóa là góp phần bồi đắp tình cảm, trách nhiệm của cộng đồng người Việt trong và ngoài nước đối với Tổ quốc.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tài sản vô giá của Thảo Cầm Viên (Cà phê chủ nhật - BÁO TUỔI TRẺ)

  TS Nguyễn Thị Hậu Tuần qua , tôi đi công tác miền Tây, theo kênh rạch vào “vùng sâu vùng xa” nên sóng điện thoại chập chờn, công việc l...