[Nhìn lại hai thập kỷ nghiên cứu ĐBSCL từ lịch sử - văn hóa đến các nghiên cứu về môi trường và triển vọng mới trong ngành Nhân học số]
1. Vài suy nghĩ.
Nghiên cứu lịch sử (chung/các lĩnh
vực văn hóa, tôn giáo...) ĐBSCL cần thiết phải liên ngành, đa ngành, xuyên
ngành. Lịch sử kể/lịch sử gia đình, dòng họ vô cùng quan trọng vì vẫn còn ký ức
hồi cố lịch sử khoảng hơn 200 năm.
Từ góc tiếp cận “nhà sử học” thì lịch
sử các thành tố văn hóa như tôn giáo, tín ngưỡng, kinh tế... các hiện tượng
“văn hóa sông nước, văn minh miệt vườn”... có gì khác góc tiếp cận của nhà nhân
học, nhà văn hóa học? Sử liệu thành văn có vai trò như thế nào khi nghiên cứu
“thời thuộc địa”? [Tư liệu từ chính quyền thuộc địa, báo chí, tác phẩm khảo cứu,
văn học, gia phả, giấy tờ hành chính thể hiện hoạt động trong xã hội...]
Nhà sử học luôn cần đi thực địa và
tiếp cận, tiếp xúc trực tiếp với đời sống xã hội, tìm hiểu quá khứ thông qua
chiêm nghiệm thực tại, qua con người hiện đại. Ở giai đoạn này nhà sử học như một
nhà nhân học: quan sát, tiếp xúc, trải nghiệm, trao đổi... vừa như “người
ngoài” để khách quan vừa như “người thuộc cộng đồng” để hiểu nội tại. [Trường hợp
của tôi cũng vậy, khi tiếp nhận và được tiếp nhận vào không gian văn hóa Nam bộ
của gia đình, tôi vừa là chủ thể vừa là khách thể, trong tôi có sự biến đổi nhất
định” trong gien văn hóa Nam bộ được di truyền và qua trải nghiệm]
2. Nghiên cứu về ĐBSCL đến nay có
một số “nút thắt”:
- Nhìn ĐBSCL trong thiên kiến:
vùng đất mới, thiên nhiên ưu đãi, làm chơi ăn thiệt! Không có “truyền thống
4000 năm” nên chưa có di sản văn hóa quý giá để /phải lưu giữ.
- Lịch sử vùng đất Nam bộ gắn liền
với thời chúa Nguyễn và Triều Nguyễn; vai trò của người Hoa bên cạnh lưu dân
người Việt. Định kiến về vị trí vai trò nhà Nguyễn trong lịch sử cận hiện đại
VN; “ác cảm” với người Hoa do lịch sử chiến tranh trong quá khứ và tình hình hiện
nay.
- Kinh tế ĐBSCL với các hiện tượng
văn hóa như chợ nổi, văn minh miệt vườn, tập trung ruộng đất... mang yếu tố
kinh tế thị trường rất sớm: sản xuất lớn, thông thương giữa các “miệt”, hình
thành chợ đầu mối và thị tứ. Phương thức kinh tế thị trường thay đổi sẽ làm ảnh
hưởng đến các hình thái kinh tế ở Nam bộ.
- Biến đổi khí hậu có tác động lớn
đến ĐBSCL, trong quá khứ đã từng có hiện tượng “nước biển dâng”. “Thuận thiên”
và sống chung với BĐKH là tất yếu hiện nay, đòi hỏi cần có những cơ sở vật chất
để đáp ứng nhu cầu mới, theo điều kiện và hoàn cảnh đặc thù của vùng này.
- Quan tâm đến BĐKH ở ĐBSCL đừng
chỉ vì đây là vựa lúa của cả nước, vì “an ninh lương thực”, mà trước hết phải vì hàng chục triệu người dân ở đây, những người sẽ tiếp tục
làm ra của cải trong điều kiện mới nếu họ thực sự được tôn trọng, quan tâm, được
đối xử bình đẳng và có cơ chế chính sách “để [yên] cho họ [được] làm!”
- Vị thế chính trị của miền
Nam/ĐBSCL sau 1975 không còn như trước, đây là yếu tố quan trọng tác động vào mọi
mặt đời sống.Vai trò quan trọng của kinh tế ngày càng lớn nhưng vị thế chính trị
và giá trị văn hóa Nam bộ chưa được coi trọng tương xứng với vai trò kinh tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét