KHÔNG CHỈ LÀ CHUYỆN TẤM CÁM

Nhiều người đã quen thuộc truyện Tấm Cám, câu chuyện “dì ghẻ con chồng” mà người bố thì đã chết (một kiểu “vô can”!). Mẹ con dì ghẻ giết Tấm vài lần nhưng nhờ ông Bụt nên Tấm sống lại. Câu chuyện kết thúc khi Tấm dội nước sôi lên người Cám, rồi làm mắm gửi cho mẹ Cám. Dì ghẻ ăn tấm tắc khen ngon, ăn đến hết mới thấy đầu lâu của Cám, thế là lăn ra chết nốt.
Trước đây phần lớn mọi người đều hả hê với kết cục này: ác giả ác báo, gây điều ác thì phải chết... Nhưng sau này một góc nhìn khác về kết thúc chuyện Tấm Cám lại cho rằng, hành động này cho thấy cô Tấm không hiền lành như quan niệm từ bao đời, mà đã trở thành con người tàn nhẫn đến mức giết một mà làm hai người chết!
Nhưng vì sao cô Tấm lại như vậy? Đó là vì suốt cuộc đời bị mẹ con dì ghẻ bạo hành thể chất và tinh thần, cướp đoạt hạnh phúc, bị giết chết... không có ai bênh vực và bảo vệ Tấm. Dù Ông Bụt - hiện thân của lòng tốt - có giúp Tấm vài việc nhưng ông Bụt không răn đe cảnh cáo hay chống lại hành vi ác độc của dì ghẻ. Vì vậy cái ác cứ tiếp tục và tăng mức độ. Khi không thể chịu đựng được nữa thì Tấm tự mình trả thù mẹ con Cám một cách khốc liệt.
Chuyện cổ tích của người Việt thường có kết cục “kẻ ác phải chết”. Cái chết của mẹ con dì ghẻ là sự “thực thi công lý” trong tâm thức dân gian. Nhưng tại sao không ngăn chặn hay loại trừ cái ác khi mới xuất hiện mà cứ để nó xảy ra và ngày càng tàn bạo, đến nỗi chết người thì mới trả thù, báo oán?
Bài học “ác giả ác báo” có từ bao đời nhưng đến tận thế kỷ 21 rồi mà cái ác như trong “Tấm Cám” vẫn nhan nhản khắp nơi, trước sự vô tâm vô tư của mọi người. Chẳng lẽ nhiều thế kỷ sau nữa câu chuyện này cứ được kể mãi, kể mãi... nhưng chúng ta vẫn thấy con trẻ bị hành hạ thể chất và tinh thần đến chết, vẫn biết nhiều người phạm tội ác vì tuổi thơ thường xuyên bị cha mẹ bạo hành, bị gia đình bỏ mặc.
Trong cổ tích ông Bụt cho cô Tấm tái sinh mấy kiếp nhưng ở “kiếp này” không có ông Bụt nào có thể làm cho bé Vân An sống lại!
Có thể là tranh biếm họa



khác

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TRAO TẶNG TÀI LIỆU HIỆN VẬT CỦA NSUT - ĐẠO DIỄN NGUYỄN NGỌC BẠCH

  Lời đầu tiên, thay mặt gia đình tôi xin trân trọng cám ơn Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM, Hội Di sản văn hóa TPHCM, Bảo tàng TP.HCM đã nhiệt...