Mối quan hệ liên kết sống còn giữa TP HCM và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

 Tôi luôn quan tâm đến sự phát triển của miền Tây, không chỉ vì tình cảm với quê hương mà còn từ góc độ người nghiên cứu lịch sử - văn hóa và có nhiều cơ hội tham gia Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế xã hội của một số địa phương.

Đối với DIỄN ĐÀN MEKONG CONNECT tôi được tham dự vài lần và học hỏi được nhiều từ những người hoạt động thực tiễn có trình độ, từ các nhà quản lý có tâm với cuộc sống của nông dân và với sự tồn tại của ĐBSCL.

Cám ơn chị Vũ Kim Hạnh đã "connect" tôi với những hoạt động bổ ích này

***

Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ là vựa lúa cung cấp lượng gạo xuất khẩu lớn nhất nước ta, mà còn là nơi cung cấp lương thực thực phẩm, hàng nông sản, nhất là các mặt hàng tươi sống cho thị trường TP. HCM. Không chỉ vậy, miền Tây còn là nơi có nguồn nhân lực dồi dào cho các khu công nghiệp, khu chế xuất ở ĐNB, cũng như có số lượng lớn người lao động tham gia vào khu vực kinh tế phi chính thức ở TPHCM. Hiện tượng “nhập cư” vào nơi có tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hóa nhanh là một quy luật của quá trình CNH – HĐH.

Tuy nhiên hiện tượng nông dân miền Tây phải ly nông và ly hương đổ lên TP. HCM và miền ĐNB chủ yếu là từ nguyên nhân kinh tế - xã hội ở miền Tây. Người dân miền Tây vốn năng động và rất chịu khó trong làm ăn, khi bỏ quê ra đi là họ đã cùng đường và phải “tự cứu mình”. Sự dịch chuyển lao động của nguồn nhân lực phần lớn chất lượng thấp, tâm lý lối sống “tạm cư” đến đô thị và các khu công nghiệp, trở thành một yếu tố làm cho chất lượng sống những khu vực này không ổn định. Bất ổn từ nông thôn - nông nghiệp là nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến sự bất ổn ở đô thị và các khu công nghiệp.

Chính vì vậy, trận đại dịch khắc nghiệt vừa qua đã làm bộc lộ những bất ổn này và cho thấy, thực tế hệ thống an sinh xã hội của TP.HCM (và cả miền ĐNA) vô cùng mong manh, đã không thể đảm bảo cho người dân một cách tối thiểu những mặt hàng “thiết yếu”, khi giao thương từ miền Tây lên thành phố bị đình trệ và cắt đứt trong vài ngày! Hàng hóa miền Tây ùn ứ, đổ bỏ trong khi người thành phố thiếu đói. Hàng triệu người lao động phải “di tản” khỏi thành phố trong thiếu đó và lo sợ dịch bệnh. Nguồn nhân lực ở TP. HCM thiếu hụt nghiêm trọng!

Đây là hậu quả của thực trạng từ nhiều năm nay đồng bằng sông Cửu Long không được đầu tư trở lại một cách xứng đáng, TP. HCM không tích lũy đủ nguồn lực để củng cố và phát triển hệ thống an sinh xã hội chăm lo cho người lao động.

Từ góc độ lịch sử, SG - TP. HCM có vị thế là trung tâm, đầu mối kinh tế của ĐBSCL, tiêu biểu cho văn hóa Nam bộ. Đó là vì truyền thống quan hệ khắng khít cùng làm ăn và chia sẻ mọi cơ hội và lợi ích cho nhau giữa thành phố và khu vực miền Tây.

 Nguyễn Thị Hậu. 12/2021


Được đứng cạnh hai "chị đại" yêu quý Nhà báo Nguyễn Ngọc Hải và Nguyễn Thế Thanh 🙂

 


 Và còn cạnh một cô em thân mến Nhà báo Lê Huyền Ái Mỹ 







 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DI SẢN LỊCH SỬ - VĂN HÓA CÁC ĐÔ THỊ NAM BỘ NHÌN TỪ GIA ĐỊNH THÀNH THÔNG CHÍ CỦA TRỊNH HOÀI ĐỨC

Vài nét về công trình Gia Định thành thông chí Gia Định thành thông chí ( 嘉定城通志 ) còn có tên Gia Định thông chí ( 嘉定通志 ), là một quyển địa...