Từ hậu quả lũ lụt đến Dự thảo Luật Bảo vệ Môi trường KHÔNG CÔNG KHAI ĐTM.

 FB Lê Quỳnh - nhà báo chuyên viết về môi trường:

Từ hậu quả lũ lụt đến Dự thảo Luật Bảo vệ Môi trường KHÔNG CÔNG KHAI ĐTM.
Tạm lắng lại chuyện bão lũ, hôm nay mình quay lại chuyện công khai Báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) trong Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) hiện nay.
Chúng ta đều biết, Luật BVMT hiện hành và Luật Tiếp cận Thông tin đều yêu cầu công khai ĐTM. Dù vậy, thực tế công chúng vẫn gần như không thể tiếp cận được ĐTM. Vấn đề này chưa được giải quyết thì bản Dự thảo Luật BVMT hiện nay lại "đột ngột" xuất hiện điều khoản KHÔNG CÔNG KHAI ĐTM.
Cho tới nay, sau nhiều tiếng nói lên tiếng phản đối (i), tại bản Dự thảo Luật này mới nhất, điều khoản công khai ĐTM đã được Bộ TNMT điều chỉnh nhưng bản chất lại là một sự lắt léo, hạn chế quyền tiếp cận ĐTM của cộng đồng. Cụ thể: tại Khoản 2 điều 39, cơ quan Nhà nước chỉ công khai Quyết định phê duyệt ĐTM. Còn Khoản 9 Điều 38 thì chủ đầu tư phải công khai ĐTM đã được phê duyệt. (ii)
Luật Tiếp cận Thông tin hiện nay chỉ có phạm vi điều chỉnh cơ quan Nhà nước, cụ thể (theo điều 14 Luật này), nếu cơ quan Nhà nước không cung cấp thông tin như quy định thì sẽ bị khiếu kiện, bị khởi kiện ra tòa. Tuy nhiên, Luật Tiếp cận thông tin lại không có điều chỉnh hành vi vi phạm đối với doanh nghiệp nếu họ không công khai ĐTM.
Vì vậy, cơ quan Nhà nước công khai ĐTM là tốt nhất. Việc cơ quan Nhà nước chỉ công khai QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT ĐTM là không đúng. Bản thân Quyết định phê duyệt ĐTM không phải là cơ sở khoa học cho các phản biện với những dự án có nghi vấn về môi trường sau khi nó đã được phê duyệt. Việc công khai ĐTM cũng không làm tiết lộ bí mật công nghệ hay kinh doanh của doanh nghiệp như một vài ý kiến của Bộ TNMT trước đây.
Việc công khai ĐTM cho phép và đảm bảo sự giám sát của cộng đồng, bên độc lập thứ 3, hạn chế các xâm phạm tới tài nguyên thiên nhiên, và bảo vệ môi trường. Nếu sự giám sát này bị triệt tiêu, trong tương lai chúng ta sẽ lại phải tiếp tục chứng kiến những hậu quả tàn khốc sau khi thiên nhiên, môi trường đã bị hủy hoại vì sự yếu kém, tham lam, cuồng vọng của con người.
---
Vào thứ 7 tuần này, dự kiến Quốc hội sẽ thảo luận về dự thảo trước khi thông qua.
Luật Tiếp cận Thông tin:
Luật BVMT hiện hành:
Điều 131 Luật BVMT hiện hành nêu, ngoài những thông tin thuộc danh mục bí mất nhà nước thì thông tin môi trường phải công khai bao gồm:
a) Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
b) Thông tin về nguồn thải, chất thải, xử lý chất thải;
c) Khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái ở mức nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường;
d) Các báo cáo về môi trường;
đ) Kết quả thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường.
Điều 14 luật Tiếp cận Thông tin về Khiếu nại, khởi kiện, tố cáo:
1. Người yêu cầu cung cấp thông tin có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với cơ quan nhà nước, người có trách nhiệm cung cấp thông tin quy định tại Điều 9 của Luật này.
2. Công dân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về tiếp cận thông tin.
3. Khiếu nại, khởi kiện, tố cáo trong việc tiếp cận thông tin được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về tố tụng hành chính.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DI SẢN LỊCH SỬ - VĂN HÓA CÁC ĐÔ THỊ NAM BỘ NHÌN TỪ GIA ĐỊNH THÀNH THÔNG CHÍ CỦA TRỊNH HOÀI ĐỨC

Vài nét về công trình Gia Định thành thông chí Gia Định thành thông chí ( 嘉定城通志 ) còn có tên Gia Định thông chí ( 嘉定通志 ), là một quyển địa...