SỰ IM LẶNG

“Con người cần 6 năm học nói và 60 năm để học cách im lặng”, có nghĩa là, đến hết đời (nếu chịu khó học) mới biết cách không nói, đủ hiểu “im lặng” khó như thế nào.

“Lời nói là bạc nhưng im lặng là vàng” có nghĩa là im lặng mang lại lợi ích như “vàng” nhưng cũng có thể hiểu là lời nói dùng “tiêu xài” hàng ngày nhưng im lặng thì chỉ được mang ra sử dụng khi cần thiết, thậm chí rất cần thiết.

“Thùng rỗng kêu to”, lời nói như thế thì chẳng có giá trị gì.

“Khởi đầu là Lời”, không có lời nói thì sự im lặng liệu có giá trị không?

Lời nói và sự im lặng như là hai cực đối lập, nhưng có vẻ như sự im lặng được đánh giá cao hơn lời nói.

Khi nào “lời nói” chính là sự dũng cảm, dám chấp nhận, dám hành động thực sự, còn “im lặng” chính là sự lười biếng, trì trệ, trốn tránh, thậm chí là hèn nhát, thì khi ấy lời nói đáng quý gấp ngàn lần sự im lặng.

Đôi khi những lời nói độc địa nhất không mảy may làm tổn thương nhưng sự im lặng lại có thể giết chết con người. Bởi vì, người ta chỉ nghĩ rằng mình đang có “vàng” chứ mấy ai nhận ra rằng “mình đang giết người”.

Bây giờ sự im lặng nhiều hơn lời nói, im lặng là vàng, nhưng là vàng mã!

1 nhận xét:

  1. Nói thật là tôi không mấy khi ủng hộ sự im lặng bạn ạ! Dù là im lặng kiểu nào đi chăng nữa!

    Trả lờiXóa

LÀNG NGHỀ SÀI GÒN MỘT THỦA VANG DANH

   (Người Đô Thị Xuân Giáp Thìn 2024) Nguyễn Thị Hậu Sài gòn là một đô thị từ khi khởi lập. Tính chất đô thị của Sài Gòn không chỉ ở chứ...