Nam bộ hoàn toàn không “mới” như vẫn nghĩ

(TT&VH) - Khảo cổ học lâu nay vẫn được xem là chuyện khô khan vì nó thuộc chuyên ngành hẹp, chỉ dành riêng cho giới chuyên gia, giới nghiên cứu. Thế nhưng, 1, 2 năm gần đây, khảo cổ học ở Việt Nam lại khá sôi động trên các báo, với rất nhiều phát hiện mà chúng ta hay dùng các cụm từ “gây chấn động”, “kích thích trí tò mò”…
Từ thực tế đó, tiến sĩ (TS) khảo cổ Nguyễn Thị Hậu và thạc sĩ Lê Thanh Hải (hiện làm việc ở Luân Đôn, Anh) vừa ấn hành một cuốn sách có thể “gây sốc” cho nhiều người ngay với tựa đề: Khảo cổ học bình dân Nam bộ - Việt Nam, từ thực nghiệm đến lý thuyết. Chúng tôi có cuộc trò chuyện với Nguyễn Thị Hậu về cuốn sách này.

* Trong cuốn sách mới nhất về khảo cổ, tại sao chị lại đặt một cái tên nghe rất nôm na: Khảo cổ học bình dân Nam bộ... phải chăng vấn đề khảo cổ học ở Nam bộ “rất bình dân”, không có gì đáng nói?
- Do những đặc thù về đối tượng và phương pháp nghiên cứu nên khảo cổ học là ngành ít người biết và ít người quan tâm, thường thì chỉ trong giới khảo cổ, rộng hơn là giới nghiên cứu lịch sử... mới biết đến những công việc của các nhà khảo cổ. Còn xã hội nói chung chú ý đến khảo cổ học khi nào có “phát hiện chấn động” như tìm được mộ táng xác ướp hay vàng bạc quý giá...
Thật ra công việc của các nhà khảo cổ tuy mang tính đặc thù nhưng cũng rất đa dạng, tỉ mỉ, đồng thời cũng bình thường như mọi nghề nghiệp khác. Vì vậy để có thể giới thiệu ngành khảo cổ và kết quả nghiên cứu về khảo cổ học vùng Nam bộ những năm gần đây, tôi đã viết một số bài có tính phổ biến kiến thức để nhiều người hiểu về khảo cổ học và hiểu hơn về lịch sử vùng đất Nam bộ.

* Nói như chị thì việc đặt ra lý thuyết “khảo cổ học bình dân” sẽ giúp ích cụ thể điều gì cho giới nghiên cứu và cả giới quần chúng, khi bản thân cuộc sống của họ đang gắn liền, thậm chí đang quyết định tới sự sống còn của các di chỉ khảo cổ?
- Khi viết những bài này tôi không hề nghĩ mình làm theo một lý thuyết nào cả, mà thực sự do nhu cầu thấy cần phải viết như vậy. Những bài viết này tôi đăng trên blog cá nhân, sau đó một số website đăng lại, được nhiều sinh viên, bạn bè và người đọc trên mạng thích thú. Thạc sĩ Lê Thanh Hải đã đọc, tiếp cận những tạp bút, tản văn về một vùng đất, về con người... đến những bài bút ký hay nghiên cứu khảo cổ của tôi trong cách nhìn mới, cách nhìn của một người được trang bị lý thuyết của nhiều ngành khoa học xã hội. Anh đã “link” những lý thuyết này với các bài viết tản mạn, đơn lẻ và có phần đơn giản của tôi, để tìm ra “sợi dây” xuyên suốt một cách vô thức trong tôi mà anh gọi đó là xu hướng “khảo cổ học bình dân” (popular archeology), là một phần của “khảo cổ học cộng đồng” - hiện đang trở thành một hướng phát triển mới của khảo cổ học trên thế giới. “Khảo cổ học cộng đồng (community archeology) là khái niệm chỉ cách thức để cộng đồng cùng tham gia làm khảo cổ và thu lợi từ việc giữ gìn những giá trị khảo cổ. Đây là cách thức quan trọng để nâng cao ý thức người dân trong bảo tồn di sản văn hóa”. Tuy nhiên, trước khi tham gia, hay là cùng với việc tham gia làm khảo cổ (nói rộng hơn là tham gia vào việc bảo tồn di sản văn hóa), cộng đồng cần được biết những kiến thức khoa học cơ bản về nơi mình sống.

* Thưa chị, vùng Nam bộ dưới góc nhìn khảo cổ học có đặc thù gì đặc biệt?
- Đây là vùng đất hoàn toàn không “mới” như chúng ta vẫn nói, vẫn nghĩ. Ở đây có một hệ thống di tích khảo cổ niên đại từ 3.000 năm trước đến ngày nay. Đặc biệt những di tích tiền sử phân bố trong hệ sinh thái ngập mặn ở ven biển Đông Nam bộ, những di tích kiến trúc thuộc văn hóa Óc Eo ở miền Tây Nam bộ những thế kỷ đầu công nguyên... rất tiêu biểu cho tiến trình lịch sử vùng đất này.

* Nhìn từ góc độ đời sống của người dân, có thể nhận thấy những ứng dụng của khảo cổ học như thế nào?
- Khảo cổ học – với những di tích di vật mà nó phát hiện, nghiên cứu, thực chất đã phản ánh đời sống của con người trong quá khứ. Kết quả nghiên cứu khảo cổ học đã góp phần quan trọng làm rõ hơn về môi trường sống, về lối sống, về các mặt văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của cư dân qua các thời kỳ. Do đó, khảo cổ học như “một chiếc chìa khóa nhỏ”, cùng với những chiếc chìa khóa khác – những ngành khoa học khác, liên ngành lại để cùng mở những cánh cửa của “tòa lâu đài” lịch sử - văn hóa Nam bộ nói riêng và Việt Nam nói chung.


Văn Bảy (thực hiện)
Nguồn: http://thethaovanhoa.vn/133N20100816083616683T0/tien-si-nguyen-thi-hau-nam-bo-hoan-toan-khong-moi-nhu-van-nghi.htm

11 nhận xét:

  1. Bài này sáng nay tôi đã đọc ở quán cafe. Đọc xong mới biết bạn giữ khá nhiều vị trí quan trọng trong ngành lịch sử và khảo cổ. Một lần nữa, chúc mừng bạn nhé!

    Trả lờiXóa
  2. Hay thật, không phải là đại chúng mà lại là bình dân. Hôm qua gửi link cho bạn em xem, hôm nay bạn dặn phải gửi sang cho bạn đó chị.

    Trả lờiXóa
  3. Chúc mừng chị nhé! Hậu khảo cổ đã bình dân hóa một ngành học rất khô khan, bác học. Và có lẽ cũng đã làm cho nó mềm mại, dịu dàng, và ... hot nữa. Như blog của chị, và những mảnh vỡ của chị.

    PA

    Trả lờiXóa
  4. Em nghĩ với cách viết rất gần gũi người đọc của chị, khảo cổ sẽ không còn khô khan khó đọc. Chắc cuốn sách sẽ lôi cuốn với nhiều người chứ không chỉ với người trong ngành khảo cổ.

    Trả lờiXóa
  5. Chị Hậu ơi ,em còm nhé , văn hoá Óc Eo miền Tây Nam bộ nếu trí nhớ em tốt thì nhà em có tài liệu về Óc Eo , em sẽ hỏi lại ba em xem còn giữ tài liệu ấy không
    Thập niên cuối 80 ba em có cộng tác với nhóm bảo tồn di tích văn hoá liên quan tới khảo cổ học .. em chỉ nhớ thế thôi chị ạ !
    Em cũng có nhận xét trùng với Lana , bởi lẽ xưa nay ngành khảo cổ vốn ít lôi cuốn bạn đọc chị nhỉ , em cũng mong sách xuất bản trong năm nay 2010 chị à !
    Chúc chị luôn vui nhé !

    Trả lờiXóa
  6. @ A Thụy: Năm nay là xong kế hoạch về sách ạ. Mọi cái (chức vụ) là công việc thôi anh ạ, cũng mệt mỏi và... phù phiếm lắm :)
    @ Mooncakesg, Lana, P Anh: chị cố gắng viết cho dễ hiểu để sinh viên và người đọc thích, có thích thì mới... tìm hiểu về KCH và biết đâu, sẽ yêu nghề này, như chị :D
    @ Trina: hay quá, em tìm tư liệu và thông tim ấy và cho chị biết với nhé. Sách xuất bản rồi em ạ. Bán ở tại NXB và Fahasa là chính.

    Trả lờiXóa
  7. Chúc mừng bác có sách mới, sẽ tìm mua và đọc.
    Nhưng thực sự(hiện tại) tôi không hiểu tại sao lại gọi là KCH BÌNH DÂN ? Đây hẳn không phải là 1 lý thuyết, có thể là 1 khái niệm? Hay là...? Song, dù gì, khi cố hiểu ngữ nghĩa của cụm từ trên, ắt phải hình dung các đồng, nghịch và đối nghĩa .
    Có phải "Khảo cổ học" là một ngành nghiên cứu và cung cấp các cơ sở dữ liệu cho các phạm trù nghiên cứu khác? (tôi nghĩ thế, có sai?), vậy sao lại bình dân được. Hay là chỉ ngụ ý rằng(nội dung các bài viết) khảo cổ học dưới góc nhìn bình dân, đại chúng? một cách thức truyền bá những kiến thức khoa học lý thú tưởng như khô khan về Khảo cổ, cung cấp cho mọi người những thông tin mang tính VH-LS của Nam Bộ, đồng thời khuyến tăng ý thức bảo tồn bảo tàng của quần chúng...vv.
    Nếu suy đoán tôi đúng thì tựa sách(khi tái bản) nên là: "Khảo cổ học Nam Bộ với đại chúng" hoặc "Đại chúng khảo cổ học Nam Bộ",
    Xin được thể tất nếu múa rừu vụng trước các sư phụ, :)

    Trả lờiXóa
  8. @ Chu Nam Cuong: đúng như bạn nghĩ, chỉ hơi khác 1 chút ở khái niệm KCH: là khoa học nghiên cứu quá khư bằng sử liệu vật thật, như công cụ lao động, vật dùng, di tích... Lịch sử càng xa xưa càng xa lạ với con người. Phương pháp nghiên cứu của KCH là khai quật và thực nghiệm, phục dựng... cũng ko dễ hiểu và hấp dẫn với mọi người. Vì vậy, KCH bình dân là một cách nhìn, cách hiểu về KCH, về LS-VH mà KCH cần cung cấp cho người bình dân để họ có nhận thức đúng về lịch sử nơi mình đang sống. Từ đó góp phần bảo vệ, bảo tồn di sản văn hóa một cách tự giác.

    Trả lờiXóa
  9. Nam bộ hoàn toàn không “mới” như vẫn nghĩ...vầng, nên ta sẽ thu xếp mừng cuốn sách mới ở quán cũ, với những gương mặt cũ và những bài hát cũ, nhé chị :)

    Trả lờiXóa
  10. @ Phú: OK, em thu xếp vào cuối tuần đi nhé. A, bài trên là Lý Đợi phỏng vấn đấy :)

    Trả lờiXóa
  11. Bài đã bộ sung (đọan in nghiên) như nguyên bản.

    Trả lờiXóa

NỖI ÁM ẢNH CỦA QUÁ KHỨ

  Trần Quốc Vượng   Nước Việt Nam ta hiện là một quốc gia kém phát triển về mọi mặt, vừa lạc hậu, vừa lạc điệu với một thế giới nhìn chung...