(LĐ) - Một tin vui đến với chúng ta đúng vào thời điểm đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội đang cận kề: Vào lúc 6h30 giờ VN sáng ngày 1.8, khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã được Đại hội đồng phiên 34 của Ủy ban Di sản thế giới ghi vào Danh sách di sản thế giới với 18/21 quốc gia thành viên ủng hộ. Đây là di sản thứ 900 trong danh sách này.
Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội không chỉ tiêu biểu cho các giá trị văn hoá của dân tộc VN, mà còn kết tinh các giá trị văn hoá của khu vực. Chính vì thế, việc quy hoạch, bảo tồn và phát huy các giá trị lâu dài của di tích đã được nhiều nhà khảo cổ, các học giả trong nước và quốc tế quan tâm từ khi bắt đầu khai quật khu di tích này. Cho đến nay, đây là cuộc khai quật “khảo cổ học đô thị” đầu tiên, lớn nhất và khó khăn, phức tạp nhất ở VN. Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long nằm trong hệ thống di tích lịch sử văn hóa của vùng đất Thăng Long – Hà Nội.
Do đó việc khảo sát, điều tra tổng thể, lập bản đồ và lập hồ sơ hệ thống di tích này, lưu trữ bằng những phương tiện kỹ thuật hiện đại là việc vô cùng cấp thiết. Toàn bộ “ngân hàng dữ liệu” này được sử dụng trong nghiên cứu quy hoạch kiến trúc và phát triển đô thị nhằm giảm thiểu tối đa sự thiệt hại đối với các di tích lịch sử - văn hóa của Hà Nội.
Theo Giáo sư Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam - thì cùng với việc nghiên cứu “vấn đề đặt ra là quy hoạch về bảo tồn toàn bộ khu di tích trong tổng thể của Trung tâm chính trị Ba Đình và Trung tâm chính trị Hà Nội. Hiện nay, chúng ta đang nghiên cứu và tham khảo các cách bảo tồn của các nước và tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Không thể một khu di tích chỉ đóng cửa để nghiên cứu, mà phải cho người dân được vào xem, được thụ hưởng di sản của ông cha để lại, rồi khách quốc tế cũng được tới tham quan. Việc phát huy giá trị của di tích cần có một kế hoạch rõ ràng”.
Để phát huy giá trị của khu di tích này, “Bảo tàng Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long” nếu được thực hiện sẽ là một dự án điển hình của khảo cổ học đô thị. Bảo tồn và khai thác giá trị di tích chính là sự kết hợp chặt chẽ giữa bảo tồn, giáo dục và du lịch. Du lịch được coi là ngành “công nghiệp không khói” ở nhiều nước và hiện nay người ta còn quan niệm du lịch là “công nghệ di sản” (heritage industry) vì di tích lịch sử văn hóa là sản phẩm có sức hấp dẫn lớn đối với du khách.
Mặc dù có hiện tượng một số di tích đang biến thành một phần của công nghệ giải trí (entertainment industry) hay bị thương mại hóa, nhưng di tích Hoàng thành Thăng Long với vị trí đặc biệt của nó chắc chắn sẽ tránh được những hoạt động kiểu như vậy. Tuy nhiên để sự cảm nhận và thưởng thức của du khách được trọn vẹn thì việc “phục dựng” khu di tích bằng những kỹ thuật mới như kỹ thuật 3D là rất hữu ích, nhằm tái hiện những công trình kiến trúc gốc dựa trên kết quả nghiên cứu so sánh, trước khi có điều kiện tốt nhất để phục dựng di tích.
Việc bảo vệ tốt các di tích, di vật dưới lòng đất, phục vụ công tác nghiên cứu, đồng thời tổ chức tốt việc trưng bày những hiện vật tiêu biểu, sẽ giúp cho công chúng trong và ngoài nước hình dung đầy đủ hơn về diện mạo của Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. Đây là những việc làm có ý nghĩa đúng dịp nhân dân Hà Nội và cả nước có nhiều hoạt động kỷ niệm thủ đô tròn 1.000 năm tuổi.
Do đó việc khảo sát, điều tra tổng thể, lập bản đồ và lập hồ sơ hệ thống di tích này, lưu trữ bằng những phương tiện kỹ thuật hiện đại là việc vô cùng cấp thiết. Toàn bộ “ngân hàng dữ liệu” này được sử dụng trong nghiên cứu quy hoạch kiến trúc và phát triển đô thị nhằm giảm thiểu tối đa sự thiệt hại đối với các di tích lịch sử - văn hóa của Hà Nội.
Theo Giáo sư Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam - thì cùng với việc nghiên cứu "vấn đề đặt ra là quy hoạch về bảo tồn toàn bộ khu di tích trong tổng thể của trung tâm chính trị Ba Đình và trung tâm chính trị Hà Nội. Hiện nay, chúng ta đang nghiên cứu và tham khảo các cách bảo tồn của các nước và tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Không thể một khu di tích chỉ đóng cửa để nghiên cứu, mà phải cho người dân được vào xem, được thụ hưởng di sản của ông cha để lại, rồi khách quốc tế cũng được tới tham quan. Việc phát huy giá trị của di tích cần có một kế hoạch rõ ràng".
Để phát huy giá trị của khu di tích này, “Bảo tàng khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long” nếu được thực hiện sẽ là một dự án điển hình của khảo cổ học đô thị. Bảo tồn và khai thác giá trị di tích chính là sự kết hợp chặt chẽ giữa bảo tồn, giáo dục và du lịch. Du lịch được coi là ngành “công nghiệp không khói” ở nhiều nước và hiện nay người ta còn quan niệm du lịch là “công nghệ di sản” (heritage industry) vì di tích lịch sử văn hóa là sản phẩm có sức hấp dẫn lớn đối với du khách. Mặc dù có hiện tượng một số di tích đang biến thành một phần của công nghệ giải trí (entertainment industry) hay bị thương mại hóa, nhưng di tích Hoàng thành Thăng Long với vị trí đặc biệt của nó chắc chắn sẽ tránh được những hoạt động kiểu như vậy. Tuy nhiên để sự cảm nhận và thưởng thức của du khách được trọn vẹn thì việc “phục dựng” khu di tích bằng những kỹ thuật mới như kỹ thuật 3D là rất hữu ích, nhằm tái hiện những công trình kiến trúc gốc dựa trên kết quả nghiên cứu so sánh, trước khi có điều kiện tốt nhất để phục dựng di tích.
Việc bảo vệ tốt các di tích, di vật dưới lòng đất, phục vụ công tác nghiên cứu, đồng thời tổ chức tốt việc trưng bày những hiện vật tiêu biểu, sẽ giúp cho công chúng trong và ngoài nước hình dung đầy đủ hơn về diện mạo của Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. Đây là những việc làm có ý nghĩa đúng dịp nhân dân Hà Nội và cả nước có nhiều hoạt động kỷ niệm thủ đô tròn 1.000 năm tuổi.
NTH
(Tựa do Tòa sọan đặt)
Nguồn: Đưa Hoàng thành vào “công nghệ di sản” - Lao Động
Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội không chỉ tiêu biểu cho các giá trị văn hoá của dân tộc VN, mà còn kết tinh các giá trị văn hoá của khu vực. Chính vì thế, việc quy hoạch, bảo tồn và phát huy các giá trị lâu dài của di tích đã được nhiều nhà khảo cổ, các học giả trong nước và quốc tế quan tâm từ khi bắt đầu khai quật khu di tích này. Cho đến nay, đây là cuộc khai quật “khảo cổ học đô thị” đầu tiên, lớn nhất và khó khăn, phức tạp nhất ở VN. Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long nằm trong hệ thống di tích lịch sử văn hóa của vùng đất Thăng Long – Hà Nội.
Do đó việc khảo sát, điều tra tổng thể, lập bản đồ và lập hồ sơ hệ thống di tích này, lưu trữ bằng những phương tiện kỹ thuật hiện đại là việc vô cùng cấp thiết. Toàn bộ “ngân hàng dữ liệu” này được sử dụng trong nghiên cứu quy hoạch kiến trúc và phát triển đô thị nhằm giảm thiểu tối đa sự thiệt hại đối với các di tích lịch sử - văn hóa của Hà Nội.
Theo Giáo sư Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam - thì cùng với việc nghiên cứu “vấn đề đặt ra là quy hoạch về bảo tồn toàn bộ khu di tích trong tổng thể của Trung tâm chính trị Ba Đình và Trung tâm chính trị Hà Nội. Hiện nay, chúng ta đang nghiên cứu và tham khảo các cách bảo tồn của các nước và tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Không thể một khu di tích chỉ đóng cửa để nghiên cứu, mà phải cho người dân được vào xem, được thụ hưởng di sản của ông cha để lại, rồi khách quốc tế cũng được tới tham quan. Việc phát huy giá trị của di tích cần có một kế hoạch rõ ràng”.
Để phát huy giá trị của khu di tích này, “Bảo tàng Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long” nếu được thực hiện sẽ là một dự án điển hình của khảo cổ học đô thị. Bảo tồn và khai thác giá trị di tích chính là sự kết hợp chặt chẽ giữa bảo tồn, giáo dục và du lịch. Du lịch được coi là ngành “công nghiệp không khói” ở nhiều nước và hiện nay người ta còn quan niệm du lịch là “công nghệ di sản” (heritage industry) vì di tích lịch sử văn hóa là sản phẩm có sức hấp dẫn lớn đối với du khách.
Mặc dù có hiện tượng một số di tích đang biến thành một phần của công nghệ giải trí (entertainment industry) hay bị thương mại hóa, nhưng di tích Hoàng thành Thăng Long với vị trí đặc biệt của nó chắc chắn sẽ tránh được những hoạt động kiểu như vậy. Tuy nhiên để sự cảm nhận và thưởng thức của du khách được trọn vẹn thì việc “phục dựng” khu di tích bằng những kỹ thuật mới như kỹ thuật 3D là rất hữu ích, nhằm tái hiện những công trình kiến trúc gốc dựa trên kết quả nghiên cứu so sánh, trước khi có điều kiện tốt nhất để phục dựng di tích.
Việc bảo vệ tốt các di tích, di vật dưới lòng đất, phục vụ công tác nghiên cứu, đồng thời tổ chức tốt việc trưng bày những hiện vật tiêu biểu, sẽ giúp cho công chúng trong và ngoài nước hình dung đầy đủ hơn về diện mạo của Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. Đây là những việc làm có ý nghĩa đúng dịp nhân dân Hà Nội và cả nước có nhiều hoạt động kỷ niệm thủ đô tròn 1.000 năm tuổi.
Do đó việc khảo sát, điều tra tổng thể, lập bản đồ và lập hồ sơ hệ thống di tích này, lưu trữ bằng những phương tiện kỹ thuật hiện đại là việc vô cùng cấp thiết. Toàn bộ “ngân hàng dữ liệu” này được sử dụng trong nghiên cứu quy hoạch kiến trúc và phát triển đô thị nhằm giảm thiểu tối đa sự thiệt hại đối với các di tích lịch sử - văn hóa của Hà Nội.
Theo Giáo sư Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam - thì cùng với việc nghiên cứu "vấn đề đặt ra là quy hoạch về bảo tồn toàn bộ khu di tích trong tổng thể của trung tâm chính trị Ba Đình và trung tâm chính trị Hà Nội. Hiện nay, chúng ta đang nghiên cứu và tham khảo các cách bảo tồn của các nước và tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Không thể một khu di tích chỉ đóng cửa để nghiên cứu, mà phải cho người dân được vào xem, được thụ hưởng di sản của ông cha để lại, rồi khách quốc tế cũng được tới tham quan. Việc phát huy giá trị của di tích cần có một kế hoạch rõ ràng".
Để phát huy giá trị của khu di tích này, “Bảo tàng khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long” nếu được thực hiện sẽ là một dự án điển hình của khảo cổ học đô thị. Bảo tồn và khai thác giá trị di tích chính là sự kết hợp chặt chẽ giữa bảo tồn, giáo dục và du lịch. Du lịch được coi là ngành “công nghiệp không khói” ở nhiều nước và hiện nay người ta còn quan niệm du lịch là “công nghệ di sản” (heritage industry) vì di tích lịch sử văn hóa là sản phẩm có sức hấp dẫn lớn đối với du khách. Mặc dù có hiện tượng một số di tích đang biến thành một phần của công nghệ giải trí (entertainment industry) hay bị thương mại hóa, nhưng di tích Hoàng thành Thăng Long với vị trí đặc biệt của nó chắc chắn sẽ tránh được những hoạt động kiểu như vậy. Tuy nhiên để sự cảm nhận và thưởng thức của du khách được trọn vẹn thì việc “phục dựng” khu di tích bằng những kỹ thuật mới như kỹ thuật 3D là rất hữu ích, nhằm tái hiện những công trình kiến trúc gốc dựa trên kết quả nghiên cứu so sánh, trước khi có điều kiện tốt nhất để phục dựng di tích.
Việc bảo vệ tốt các di tích, di vật dưới lòng đất, phục vụ công tác nghiên cứu, đồng thời tổ chức tốt việc trưng bày những hiện vật tiêu biểu, sẽ giúp cho công chúng trong và ngoài nước hình dung đầy đủ hơn về diện mạo của Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. Đây là những việc làm có ý nghĩa đúng dịp nhân dân Hà Nội và cả nước có nhiều hoạt động kỷ niệm thủ đô tròn 1.000 năm tuổi.
NTH
(Tựa do Tòa sọan đặt)
Nguồn: Đưa Hoàng thành vào “công nghệ di sản” - Lao Động
Tôi thường có một cảm xúc thật đặc biệt mỗi khi được ngắm nhìn những thành quách cổ, dù chỉ là một mảnh tưởng còn sót lại. Riêng Hoàng Thành, cái làm tôi xúc động nhất là những cái giêngs cổ ấy bạn ạ!
Trả lờiXóa@ A Thụy: uh, H cũng vậy. Hồi 2004 H đưa hiện vật HTTL từ HN về trưng bày tại SG, mang cả 1 bình nước giếng cổ, 1 bình đất ở địa tầng thời Lý về đặt nơi trang trọng nhất. Không ngờ nhiều người tham quan rất xúc động!
Trả lờiXóaSợi dây cội nguồn thật thiêng liêng anh T nhỉ :)
Hôm nào chị Hậu tổ chức tour giới thiệu Hoàng thành cho nhóm blogger HN nhé?
Trả lờiXóa@ VMC: OK :) Hình như tháng 9 khu di tích HTTL bắt đầu mở cửa đón khách tham quan?
Trả lờiXóaBài này hay nè chị, Lu thích nhìn thấy những quyễn sách, viết về những đề tài này, đầy ắp ở những nhà sách VN của mình hơn. Nó có giá trị mở mang thêm kiến thức cho mọi người. Good news!
Trả lờiXóaEm vào HTTL nhiều lần, mỗi lần đều thấy nao lòng. Mỗi hiện vật, mỗi bước đi của mình trên đất ấy đều tạo cảm xúc thực sự khác biệt.
Trả lờiXóaChị, hôm qua em đọc báo về Hoàng thành được công nhận Di sản VHTG, về GS Phan Huy Lê... nhớ ngay đến chị và entry trước chị viết về đề tài này (là khi GS thông báo với chị tin buồn khi Hoàng Thành chưa được UBDSTG 'chấm').
Trả lờiXóaChị cho thêm đường link 'entry liên quan' vào cuối bài đi chị. Entry trước cũng hay và nhiều thông tin hữu ích lắm, để biết GS P.H.Lê những người tâm huyết với công trình này đã trăn trở và nỗ lực như thế nào để có ngày 1.8 vừa rồi.
@ Lana: http://nguoihanoi.thethaovanhoa.vn/444N20100628103130291T0/gs-phan-huy-le-nguoi-nang-long-voi-dau-tich-thang-long.htm
Trả lờiXóaChính xác bạn ạ! Tôi thường ngắm những hiện vật cổ, lòng tự hỏi, ngày ấy, nó đã được con người làm ra như thế nào? Người làm ra nó như thế nào nhỉ? Nó đã qua bao nhiêu người gìn giữ để được đến với mình ngày hôm nay. Thật bồi hồi và xúc động!
Trả lờiXóa@Hậu: Chị ơi không phải bài báo đó. Em còn nhớ có một Entry của Blog cơ, chị viết nhận được thư GS thông báo về việc trình Hoàng Thành để công nhận DSVHTG không thành công (được đánh giá cao nhưng cần thêm một số điều nên sẽ phải đợi, đợi thì sao, thì sao...). Sao em không tìm lại được entry ấy.
Trả lờiXóa