Người Hà Giang
Cha con người lính biên phòng :)
Đang gọi điện thoại di động đấy :)
Đám cưới nhà người Mông
Phụ nữ Mông gùi như thế này là phổ biến :(
Trẻ em thường theo mẹ đi làm
Đi theo chị dâu ra nương cải
Chị dâu xinh quá cơ :)
Chị dâu đã có cháu hơn 1 tuổi :)
Chở thịt bò đi chợ :)
Một đoạn đường trước trường học
Lính biên phòng về thăm nhà :)
Hà Giang tháng hai
Hoa đào trên đèo Cổng trời (Quản Bạ)
Trẻ vùng cao, trông yêu và thương quá.
Hoa mận trắng bên trạm biên phòng Lũng Cú (cách đồn biên phòng Lũng Cú 7km về phía Bắc)
Cột cờ Lũng Cú
Cột mốc 419, cùng với Vũ Hữu Nam, phó trưởng trạm biên phòng Lũng Cú
Cột mốc 413 dưới thung lũng xã Ma Lé, thuộc phạm vi kiểm sóat của trạm biên phòng Lũng Cú.
Đi Hà Giang cùng Mai Thanh Hải và 2 người bạn. Trời chiều người Sài Gòn: nắng, se lạnh, và hoa đào hồng hoa mận trắng hoa cải vàng khắp nơi, đẹp kinh khủng!
Linh tinh lang tang (9)
Người ta thường nói:
Phía sau thành công của một người đàn ông
Bao giờ cũng có một người phụ nữ.
Nghĩ,
Phía sau thất bại của một người đàn ông
Thường có nhiều người phụ nữ.
Lại nghĩ,
Sau thành công của một người phụ nữ thì sao?
- Hoặc không có một người đàn ông nào,
Người phụ nữ ấy mới chỉ thành công một nửa.
- Hoặc là có rất nhiều người đàn ông.
Người phụ nữ ấy còn hơn cả thành công!
Lại nghĩ nữa,
Sau thất bại của một người phụ nữ thì sao?
- hoặc có một người đàn ông. Nhiều người đã thất bại như thế, đừng lo!
- hoặc có nhiều người đàn ông. Sau thất bại ấy có thêm nhiều người đàn ông khác.
- Hoặc không có người đàn ông nào cả. Uh, đúng là không có một người đàn ông thực sự nào cả…
Chó con :)
Hương hồng mong manh (note cũ)
Ngày còn học phổ thông, mỗi buổi sớm mai cô thường đi bộ đến trường. Con đường Trương Định dẫn ra ngọai ô Hà Nội khi ấy còn vắng vẻ lắm. Hai bên đường những mảnh ruộng, mảnh vườn còn xen giữa dãy nhà mái tôn, nhà cấp 4 có hàng cây bàng lơ thơ lá… Duy nhất một quãng đường có ngôi nhà 4 tầng là khu tập thể nằm đối diện nhà máy hoa quả là nhộn nhịp vào giờ tan ca.
Trời mùa đông, khỏang năm rưỡi sáu giờ sáng còn tối mờ mịt, đèn đường thưa thớt chao nghiêng trong gíó mùa đông bắc. Thỉnh thỏang ánh sáng hắt ra từ một ngôi nhà nào đấy mang lại cho người đi đường chút ấm áp để rồi lại co ro đi tiếp. Lũ con gái mười lăm mười sáu các cô mặc kệ giá lạnh, vừa đi vừa chuyện trò khe khẽ. Con đường như ngắn hơn khi lần lượt có thêm mấy người bạn cùng đi.
Khi đi qua một khỏanh vườn thật đẹp có hàng rào dâm bụt bao quanh, ngày nào cũng có một người chờ cô ở đó… Bạn ấy học trên cô một lớp, nhà trên phố, đi học bằng xe đạp nhưng bao giờ cũng đi thật sớm đến mảnh vườn này, hái những bông hoa còn đẫm sương sớm, đứng đợi trong lạnh buốt chỉ để đưa vội cho cô bó hồng thơm ngát khi cô và đám bạn đi qua, rồi bạn lại đạp xe đến trường… Đây là nhà ông ngọai bạn ấy, vườn trồng tòan hoa hồng, lọai hồng mỏng manh mà ngày nay thi thỏang ta còn nhìn thấy trên những gánh hoa bán dạo ở phố cũ Hà Nội. Khu vườn đơn sơ, yên tĩnh, cô dường như tinh khiết hơn bởi mùi thơm hoa hồng mỗi khi đi qua không gian trong lành ấy.
Một lần cô có việc đến trường vào ngày nghỉ. Không hiểu sao bạn ấy vẫn biết, và như mọi khi, bạn chờ cô với những bông hồng, nhưng lần này tòan hoa hồng bạch. Không đạp xe đi trước, bạn dắt xe đi bên cô … cứ thế, giữa hai người là chiếc xe đạp và hương thơm quấn qúyt trên suốt con đường.
Từ những con đường ngọai ô Hà Nội đêm đêm rì rầm từng đòan ô tô xanh lá ngụy trang và xanh màu áo lính đi mãi, đi mãi… Những chuyến xe mang theo những người anh của cô về phương Nam, rồi vài năm sau lại đưa những người bạn của cô lên phía Bắc. Những chuyến xe mang theo cả những buổi sáng yên bình của một thời thiếu nữ.
Bao nhiêu năm qua rồi mà buổi sáng mùa đông ấy vẫn theo cô, trong những lúc vui trong cả những lúc buồn…
Bạn đã nằm lại ở biên giới phía Bắc một ngày tháng Hai năm ấy. Vậy nhưng mỗi năm vào những ngày này cô vẫn luôn hy vọng…
Bây giờ bạn ở đâu…
QUAN HỌ CỦA TÔI
Làng quan họ quê tôi, tháng Giêng mùa hát Hội… (Nguyễn Trọng Tạo)
Hồi nhỏ tôi theo trại sơ tán về một làng nhỏ gần thị xã Bắc Ninh. Làng có cây cầu đá bắc qua một nhánh sông Cầu, có hồ sen, có đình làng cổ kính… Thời chiến, những năm ấy không có Hội Lim nhưng tôi vẫn được nghe quan họ từ các ông bà, các chị, khi làm việc nhà, lúc nghỉ tay trên đồng, cả khi vất vả đắp đê hay đào công sự. Sau này tôi được biết về những lễ hội Quan họ nổi tiếng vùng Kinh Bắc như: Hội Lim, hội Ó, hội Diềm, hội Nhồi... Đây là những làng Quan họ gốc có qui mô lớn và đặc sắc bởi văn hoá Quan họ gắn chặt cả phần lễ và phần hội. Tục lệ của các làng Quan họ qui định chặt chẽ: Quan họ phần lễ là để thờ Thần, thờ Phật; Quan họ phần hội là để Quan họ nam, nữ của các làng đến tham dự hội hát đối đáp giao duyên, vui chơi giải trí. Mỗi phần có những điệu hát khác nhau không được hát bừa nhất là trong phần lễ.
Từ nhiều năm nay Hội Lim được tổ chức lại. Những ngày Hội có lẽ phần hấp dẫn nhất chính là Quan họ hát đối đáp giao duyên với nhau: từng tốp liền anh liền chị say sưa hát ở sân đình, sân đền, sân chùa, trên đồi núi, quanh đình chùa... có khi tràn cả xuống bờ ruộng, trên thuyền giữa sông nước. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nhờ hát đối mà dân ca quan họ đã có sự phát triển vượt bậc cả về làn điệu và lời ca, cho đến nay đã sưu tầm được gần 400 làn điệu và gần một nghìn lời ca. Quan họ đã vượt ra khỏi vùng Kinh Bắc, những băng đĩa nhạc quan họ đã theo nhiều người Việt đi khắp nơi trong và ngòai nước.
Quan họ giao duyên có sức quyến rũ đối với cả người lần đầu nghe quan họ không chỉ vì giai điệu mà có lẽ chủ yếu vì lời ca ngọt ngào đầy tình cảm thể hiện tâm trạng yêu đương, nhớ nhung, đằm thắm, da diết, quyến luyến của những lứa đôi, nỗi day dứt của những mối tình “liền chị - liền anh” không đến được với nhau như quy ước của quan họ, là sự sẻ chia niềm hạnh phúc hay nỗi bất hạnh của một người gửi cho một người… Mỗi lần vào hội là mỗi lần quan họ gặp nhau, trao nhau sự trân quý lòng ngưỡng mộ… để rồi tan hội ra về đôi bên vạt áo ướt đầm như mưa…, đi xa rồi vẫn còn văng vẳng người ở đừng về…
Khi “Quan họ Bắc Ninh” mới trở thành những tiết mục nghệ thuật biểu diễn trên sân khấu thì ít nhiều nó còn truyền được tâm trạng này cho người nghe, nhưng khi quan họ đã vào “phục vụ” trong nhà hàng quán ăn thì tâm thức này nhạt phai hẳn... Mỗi lần nhìn thấy “quan họ” như thế tôi lại nhớ về không gian văn hóa quan họ nguyên sơ với phong cảnh làng quê và tâm hồn giản dị mà tinh tế của những liền anh liền chị gửi gắm trong giai điệu mượt mà, sâu lắng…
Bây giờ Quan họ Bắc Ninh (đúng ra phải là cả vùng quan họ Kinh Bắc gồm Bắc Ninh và Bắc Giang) trở thành Di sản văn hóa thế giới thì việc làm tăng cường sự bảo tồn quan họ rất được chú ý, trong đó việc truyền dạy quan họ cho thế hệ sau. Đã có nhiều gương mặt “liền anh liền chị” tuổi thiếu niên thuộc nhiều bài quan họ, giọng ngọt luyến láy hay. Nhưng sao cứ mỗi mùa lễ hội những làn điệu quan họ lại mất dần cái hồn mà chỉ còn phần xác…
Đã vậy, mùa xuân năm nay, tại Hội Lim lại có đến 3500 người nam phụ lão ấu cùng “đồng ca” quan họ thì hỡi ôi, người yêu quan họ đến mấy cũng phải thốt lên quan họ ở chúng em ra về… và như bạn tôi – quê gốc Bắc Ninh, chua xót nói: muốn nghe quan họ đừng về Hội Lim.
Bảo tồn quan họ đâu chỉ là việc nhiều người biết hát quan họ? Bảo tồn quan họ còn là bảo tồn không gian văn hóa quan họ, từ cảnh quan lễ hội đến phương cách trình diễn. Bảo tồn di sản văn hóa mà còn mang nặng tư duy hình thức như theo phong trào xác lập một “kỷ lục ghi net” không biết để làm gì hay những cuộc bầu chọn không thực chất, thì sẽ chỉ phát sinh những việc làm hủy hoại di sản văn hóa mà thôi.
(Báo Thanh Niên chủ nhật 12/2/2012, mục Giữ hồn dân tộc, tr.7)
ĐI QUA MÙA ĐÔNG
“Ngòai phố mùa đông
đôi môi em là đốm lửa hồng…”
Năm ấy ra Hà Nội không ngờ cô lại có những ngày đầu đông đẹp đến thế! Tối đầu tiên trời se lạnh, anh gọi cho cô và bảo rằng, trong một đêm Hà Nội đẹp thế này mà ngồi nhà thì thật phí! Rồi hai đứa đi uống cà phê. Quán vắng, chỉ có anh và cô, và một đôi người yêu (chắc vậy) ngồi đến khi quán đóng cửa…Bao nhiêu điều định nói với nhau bỗng đi đâu mất, hai người mải mê chuyện trò về không gian cộng cảm của bếp lửa. Chợt nhớ ra, cô kể anh nghe về dã quỳ vàng rực Đà Lạt ngày đầu đông. Ánh mắt anh nhìn cô thật lạ, rồi anh hẹn sẽ đưa cô lên Ba Vì xem dã quỳ nở giữa mùa hè…
Hôm sau, chiều muộn, họ lên quán càphê cheo leo trên mấy tầng gác một ngôi nhà gần Hồ Gươm lộng gíó! Ngồi đó nhìn xuống Tháp Ruà đèn giăng mờ trong sương mù đầu đông, cô kể cho anh nghe về tuổi thơ êm đềm đã trôi qua, về đêm cuối thu Hà Nội ngợp hương hoa sữa, cô chia xa tuổi thơ bằng cái nắm tay vụng về lần đầu tiên của người bạn trai cùng lớp. Đêm, gió mùa Đông Bắc về. Trong căn phòng khách sạn xa lạ, lạnh và buồn kinh khủng, cô một mình ra quán, chợt nhớ quay quắt ly càphê không đường của anh! Biết anh cũng đang một mình trên phố… Ừ, một mình đâu có nghĩa là cô đơn…
Tối cuối cùng ngồi trong quán cà phê với bạn bè, cô chỉ im lặng nghe mọi người trò chuyện.“ Đã có ai nói với em rằng em có một nụ cười trẻ thơ chưa?”… Đêm Hà Nội mưa phùn thật lạnh, cô bỗng thấy ấm áp đến mềm lòng khi anh hỏi vậy. Chợt nhận ra những lúc ở bên nhau sao cô thấy mình nhỏ bé và vụng dại đến thế …
Hôm cô rời Hà Nội, trời đã hửng lên sau mấy ngày mưa phùn gió bấc. Trên đường ra sân bay, cô thầm mong phép lạ sẽ mang đến một người đưa tiễn… Đã bao lần một mình trở về Hà Nội rồi cô đơn quay lại Sài Gòn, cô không thích những cuộc tiễn đưa như là thủ tục, càng sợ hơn một sự lưu luyến ngắn ngủi nào đó. Vì thế cô luôn cố gắng để có thể ra đi một cách nhẹ nhõm dù Hà Nội luôn có bao điều quyến rũ, bao ánh mắt làm xao động trái tim! Nhưng riêng lần này thèm quá một lời chia tay ngập ngừng để mà tự hứa, sẽ sớm gặp lại nhau…
Sài Gòn đón cô bằng nắng, bằng gió, bằng nhịp sống quay cuồng. Công việc ngập đầu và các mối quan hệ lại như nắng như gió, nhưng nỗi nhớ Hà Nội đầu đông vẫn vây quanh như mưa bụi như tơ giăng, để rồi thỉnh thoảng giật mình thảng thốt Hà Nội bây giờ còn mưa?... Có những chiều Sài Gòn nắng vàng như lụa, không dám cà phê một mình, cũng chẳng thể ngồi đâu đó với bạn bè, cô lang thang trên phố với những ý nghĩ không đầu không cuối. Nhớ những lần cùng anh ngồi quán nhâm nhi ly cà phê không đường, tận hưởng dư vị ngọt ngào của tận cùng vị đắng cà phê. Thời gian cứ trôi qua… cô và anh đã không đủ can đảm cùng nhau uống ly cà phê không đường của cuộc sống… Ngày đã đi qua nhau họ mới hiểu, tận cùng tình yêu ngọt ngào là vị đắng cô đơn. Nhưng thà như thế, còn hơn một lúc nào bỗng nhận ra cuộc đời mình đã trôi qua đơn điệu và nghèo nàn biết mấy!
Đã bao mùa nắng bao mùa mưa… Một ngày bỗng nhận tin nhắn từ người thân quen ngày nào Em sao rồi… vẫn hay uống cà phê không đường chứ…? Một chút xao động, có gì đó thoáng qua trái tim như là nhói đau... nhưng rồi cô mỉm cười bình yên, Dạ, vẫn cà phê không đường, nhưng chỉ uống ở Sài Gòn thôi anh ạ…
Tài sản vô giá của Thảo Cầm Viên (Cà phê chủ nhật - BÁO TUỔI TRẺ)
TS Nguyễn Thị Hậu Tuần qua , tôi đi công tác miền Tây, theo kênh rạch vào “vùng sâu vùng xa” nên sóng điện thoại chập chờn, công việc l...
-
Người Việt có một số thành ngữ và sự tích liên quan đến cá trê, như truyện Trê Cóc chẳng hạn. Câu chuyện không chỉ là việc Trê tranh giàn...
-
Một người bạn fb bất ngờ ra đi. Post bài thơ rất hay của bạn. Tôi biết Cao Hải Hà qua mạng Yahoo blog và sau là FB. Vài lần gặp Hà ở chỗ ...
-
Xem lại phim này, suy nghĩ khác hẳn ngày trước. Trước, cảm động vì mối tình của cha Ralph và Mecghi, cho rằng đàn bà yêu thì phải hết l...