ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC CẦN GÌ?

 @ Nhân chuyện đường sắt cao tốc (ghi lại ý kiến của mình ở một cuộc họp cách hơn nửa năm về việc này)

Đường sắt cao tốc (tầm quốc gia) hay metro (tầm thành phố) đều vô cùng cần thiết! Ai đi nước ngoài cũng thấy tầm quan trọng của metro trong các đô thị lớn, tàu cao tốc nối các tỉnh thành, vùng miền.... Bên cạnh đó còn phổ biến hệ thống đường sắt bình thường chở hành khách ghé tất cả các ga (nhiều người dùng phương tiện này để đi làm hàng ngày), hay vận chuyển hàng hóa đêm ngày ngang dọc khắp đất nước.
Cần thiết là như vậy, quan trọng là như vậy, nên để xây dựng đường sắt cao tốc hay metro, hay bất cứ dự án hạ tầng giao thông nào cũng đều xuất phát từ 3 điều kiện cơ bản.
- Kinh phí
- Thời gian
- Kỹ thuật
Chọn 1 trong 3 yếu tố trên là quyết định thì hai yếu tố kia phải phụ thuộc, phù hợp. Ví dụ: muốn xây ĐSCT thì tiền đầu tư (dự kiến) là X. Với số tiền ấy thì thời gian hoàn thành sẽ là Y và cần sử dụng kỹ thuật công nghệ Z. Tức là tiền sẽ quyết định sử dụng kỹ thuật nào, của quốc gia nào (đường, tàu, đào tạo nhân lực, hệ thống bảo trì bảo hành nào phù hợp...), và sẽ cho thời gian bao lâu thì hoàn thành? Ngoài ra còn phải tính toán chi tiết các vấn đề mặt bằng, đất đai, đời sống người dân bị ảnh hưởng...
Vậy, nếu quyết xây ĐSCT thì TRƯỚC HẾT PHẢI XÁC ĐỊNH RÕ: TIỀN, KỸ THUẬT, THỜI GIAN YẾU TỐ NÀO LÀ QUYẾT ĐỊNH? Không thể cứ chung chung kiểu “đây là thời cơ, thách thức, lợi thế...”! Bắt đầu dự án nào cũng cần xác định từ những điều kiện thực tiễn và xác định mục tiêu quan trọng nhất là phát triển giao thông nhanh và thuận lợi hơn hiện tại. Bắt đầu một dự án nào cũng cần BẮT ĐẦU ĐỒNG BỘ mọi thành phần liên quan: tàu cao tốc là tàu, đường, kỹ thuật bảo hành, nhân lực phục vụ, KẾT NỐI CÁC TUYẾN, GA VÀ DỊCH VỤ TẠI GA...
Mình từng đi tàu cao tốc ở nhiều nước, gần nhất là đi vài chuyến tàu cao tốc ở Trung quốc. Những nơi mình đã đi tàu cao tốc thực sự vé chẳng rẻ hơn máy bay là bao, thậm chí có nơi có chuyến còn đắt hơn vé máy bay giá rẻ 😊 Hầu hết các chuyến tàu hành khách khá đông. Ví dụ ở Hàn quốc, từ Seoul đi Busan bằng tàu cao tốc, đọan đường khỏang hơn 450km đi mất 2g55ph, giá vé khá đắt (đi/về mất khỏang 85 USD). Tàu đúng giờ đi và đến, chỉ dừng ở 3 ga chính, tốc độ thường khỏang 250km/h, có lúc lên 300km/h (bảng báo tốc độ tàu, ga đến thường xuyên hiện lên). Tiện nghi trên tàu (vệ sinh, wifi, ăn uống, các loại ghế...) rất tốt. Ở TQ xe lửa cũng có nhiều loại, loại cao tốc hiện đại (nhanh nhất, vé đắt nhất) và không có chế độ giảm giá cho người trên 60 tuổi như các loại tàu khác.
Như vậy tàu cao tốc không phải phương tiện “phổ thông” cho mọi nhu cầu. Thời gian là vàng bạc, thật thế, nên cần tàu cao tốc để tiết kiệm thời gian, tăng hiệu quả công việc, tức là tăng “vàng bạc”. Chắc chắn rất rất ít người ngồi tàu cao tốc “để đi ăn trưa ăn tối” hay “đi học đi chợ” ở một nơi cách hàng trăm thậm chí hàng ngàn km (như có người từng phát biểu ở nghị trường), không khác nào ra đường chạy xe máy như điên, vượt cả đèn đỏ, suýt gây tai nạn... tưởng có việc gì khẩn cấp hóa ra đến quán cà phê chỉ để ngồi đồng cả ngày không làm gì cả 😊
Và nếu có những tuyến bus lines có thể thay thế một phần của tàu “chợ” thì tàu cao tốc không thể thay thế đường sắt bình thường dùng chở hàng hóa vừa hiệu quả vừa an toàn hơn.



ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC CẦN GÌ?

  @ Nhân chuyện đường sắt cao tốc (ghi lại ý kiến của mình ở một cuộc họp cách hơn nửa năm về việc này) Đường sắt cao tốc (tầm quốc gia) hay...