CHUYỆN LÀM LUẬN VĂN

#linhtinhlangtang

Nhân FB nhắc lại tấm hình này, mình nhớ lại những tháng cuối năm 1980 làm luận văn tốt nghiệp đại học ở HN.
1. Mình học Đại học Văn khoa khóa 2 (1976) (sau là Đại học tổng hợp và nay là ĐHKHXHNV. TPHCM), ngành Lịch sử. Đấy là nguyện vọng của mình khi đăng ký thi Đại học. Tuy nhiên điểm thi ĐH môn văn của mình khá cao (9đ) trong khi môn Sử chỉ 6đ (còn Địa thì 5đ, hic! Chắc vì văn là đề tài “viết thư” nên đúng sở trường viết thoải mái, còn sử, địa là đề “thuộc lòng” mà mình thì lười nên...) nên nhà trườn
phân vào Khoa Văn. Vào trường, học được hơn 1 tháng chỉ 1 môn Văn học cổ đại, vừa lao động trồng cây (hàng ngọc lan ở trường nay vẫn còn), dọn vệ sinh, bán báo SGGP... Mình thấy (và nghĩ) học Văn phải trở thành nhà văn, nhà thơ, mà mình thì không có năng khiếu. Với lại, có mấy bạn học khoa Văn hồi ấy thường tự hào “vào Văn khoa là phải học Văn!”. Thế là mình xin về học khoa Sử, vì chả việc gì “phải học Văn” 😊
Hết năm thứ Hai mình chọn chuyên ngành KCH và theo học các thầy Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Diệp Đình Hoa, Ng
uyễn Duy Hinh, Hoàng văn Khoán... Cuối nă
m thứ Tư mình là 1 trong 3 sinh viên ngành KC (lớp KC có khoảng 20 người) được làm luận văn tốt nghiệp, nhưng mình ra HN làm LV dưới sự hướng dẫn của Thầy Vượng còn hai bạn kia làm LV với Thầy Lê Xuân Diệm ở TPHCM.
2. Mình ra HN vào tháng 10 năm 1980, bắt đầu vào mùa thu năm học mới, được bố trí học thêm một số chuyên đề với lớp KC năm thứ 4 của các bạn Nguyễn Hồng Kiên, Lại Văn Tới (sau các bạn làm việc tại Viện KCH – HN) và đọc tài liệu ở Viện KCH – phòng tư liệu do thầy Nguyễn Duy Hinh phụ trách. Mình ở KTX Mễ Trì cùng với 5 bạn cũng từ SG ra làm LV ở các chuyên ngành khác. Mùa Đông lạnh thế nhưng hàng ngày mình đạp xe mini (mang từ SG ra) từ Mễ Trì về HN đọc tư liệu, thỉnh thoảng được thầy Vượng cho đi theo trong một số chuyến điền dã. Ngày nào mưa lạnh quá thì đọc ở phòng tư liệu Khoa Sử tại Mễ Trì. Thời gian này mình quen thêm những người bạn KC mà đến giờ chúng mình vẫn thân thiết, luôn nhớ về “hồi ấy ở Mễ Trì có cô gái SG ra học” 😊
Thầy Trần Quốc Vượng hướng dẫn mình theo những bước sau:
- Trong vòng 1 tháng phải vừa học thêm ở lớp chuyên ban KC và vừa đọc tài liệu (lúc đó chủ yếu tài liệu tiếng Việt). Muốn đọc gì thì đọc, nhưng sau 1 tháng đó phải trình thầy dự định làm luận văn về chủ đề, nội dung gì?
- Khi mình trình thầy nội dung mình muốn làm LV, thầy hỏi mình về những tư liệu đã đọc, rồi nói mình tự xác định tên LV, thầy chỉnh sửa vài từ rồi... cứ thế mà làm 😊
- Cứ 2 tuần thầy gọi mình đến gặp thầy, có khi ở nhà thầy (khu tập thể Kim Liên), có khi ở mấy quán bia, gặp cả các bạn của thầy: thầy Từ Chi, chú Đào Hùng (sau mình làm ở Hội Sử chú Hùng bảo gọi bằng anh thôi 😊 ), thầy Đào Thế Tuấn... rồi thầy giới thiệu mình đến Bảo tàng Địa chất, Bảo tàng Lịch sử... Trong những lần gặp có khi thầy hỏi mình trực tiếp về LV, như đề cương khái quát gồm những vấn đề gì, đề cương chi tiết mấy chương mục... Đặc biệt thầy quan tâm đến Tài liệu tham khảo và cách mình làm tài liệu trích dẫn.
- Nhờ thầy Hinh và chị Yến ở Viện KCH mà mình làm được nhiều phiếu trích dẫn trong quá trình đọc tài liệu. Phân loại các phiếu ấy theo nội dung, cho từng chương mục... Rồi mới bắt tay vào viết. Trong quá trình viết mới thấy thiếu tài liệu, vướng chỗ nào lại tiếp tục đi tìm và đọc, rồi hỏi các thầy, các anh chị ở Viện KCH...
- Cứ thế, viết đến đầu trình bày với thầy Vượng đến đấy, trình bày miệng xem mình nắm vững vấn đề thế nào, vì đúng là khi nói ra mới thấy chỗ nào mình vững chỗ nào còn chênh vênh 😊. Thầy góp ý ngay, ko chi tiết mà nhiều khi là những chuyện “không liên quan”, nhưng chịu khó nghĩ ngợi “sao thầy lại nói chuyện ấy” thì hóa ra rất liên quan 😊
- Cuối cùng khi LV xong bản thảo lần 1 thầy mới đọc và góp ý về nội dung, chỉ thêm nguồn tư liệu, nhất là tư liệu liên ngành địa chất, địa lý tự nhiên, nông nghiệp... Bắt tay viết bản thảo lần 2 là mình phải cắt nhiều (bệnh của người viết là tham tư liệu, bỏ bớt thấy “phí”, sợ người đọc không hiểu...), và cũng phải thêm nhiều! Nhưng quả nhiên viết lại thấy gọn gàng sáng sủa hơn hẳn 😊. Tuy nhiên LV phải viết đến lần thứ 3 thầy Vượng mới ưng ý 😊
Đến cuối tháng 1/1981 thì hoàn thành LV, cả bản đánh máy và bản phụ lục hình vẽ, mà không có bạn Nguyễn Hồng Kiên (Kiên Gốc Sậy) thi mình không thể nào xong phần Phụ lục, vì mình vẽ xấu kinh hoàng!!!
3. LV với 92 trang đánh máy giấy pơ luya mỏng vàng khè (mình phải dành cả 1 tháng tiền ăn bếp tập thể để mua giấy và trả công đánh máy). Hoàn thành luận văn ở Hà Nội cuối tháng 1/1981, ngồi tàu hơn 3 ngày đêm về SG chỉ ăn vài củ khoai tây luộc bạn mang vội đến ga trước khi tàu chạy. Tháng 3/1981 Bảo vệ luận văn tại ĐHTH. TPHCM được 9,5 điểm, điểm cao nhất trong khoá này 🙂
Bài học ĐI ĐI LẠI LẠI, HỎI ĐI HỎI LẠI, XEM ĐI XEM LẠI của thầy Vượng không bao giờ là cũ đối với mình, đối với bất cứ nội dung nghiên cứu, giảng dạy nào của mình; thêm một bài học mình tự rút ra là phải VIẾT ĐI VIẾT LẠI nữa! (có lẽ nhờ vậy sau này mình viết được #truyen100chu 😊 ).
Năm 1994-1997 mình làm Luận án tiến sĩ cũng theo cách này, trên cơ sở tài liệu khai quật kch o Cần Giờ. Lần này thầy Trần Quốc Vượng là phản biện 1 🙂
Nhân năm học mới, bắt đầu các chuyên đề cho các bạn cao học và NCS, kể lại chuyện này may ra giúp các bạn có thêm một kinh nghiệm làm LV 😊
@Hình: Các bạn cùng khóa bảo vệ LV, và sau khi BV chụp cái hình kỷ niệm ở Hồ Con Rùa
🙂













Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TRAO TẶNG TÀI LIỆU HIỆN VẬT CỦA NSUT - ĐẠO DIỄN NGUYỄN NGỌC BẠCH

  Lời đầu tiên, thay mặt gia đình tôi xin trân trọng cám ơn Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM, Hội Di sản văn hóa TPHCM, Bảo tàng TP.HCM đã nhiệt...