VỀ BẾN TRE 1.7.2022

 Hôm rồi mình về BA TRI, BẾN TRE. Tham dự Lễ kỷ niệm 200 năm ngày sinh nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.

Chương trình buổi lễ khá ổn. Có nhiều quan chức cao cấp và nguyên là cao cấp tham dự. Khách mời là các nhà khoa học trong và ngoài nước dự HTKH quốc tế (ngày 30/6), quan chức nhiều bộ ngành trung ương, khách từ nhiều tỉnh bạn, các ban ngành của tỉnh và bà con địa phương. Các diễn văn của lãnh đạo ngắn gọn, có chữ và có nghĩa 🙂
Sân khấu và các tiết mục nghệ thuật phù hợp với chủ đề. Chỉ hơi tiếc là không có trích đoạn "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" - một tác phẩm luôn mang lại sự xúc động mạnh mẽ cho người đọc. Mình cho rằng đấy chính là tác phẩm phản ánh đúng thời điểm đau xót của dân tộc, cũng như thể hiện tấm lòng trọn vẹn của cụ Đồ Chiểu với dân với nước. Cũng vậy, không có bài hát rất hay "Dáng đứng Bến Tre" cũng làm cho người xem thấy "thiêu thiếu" một "đặc trưng" của tỉnh nhà.
Với riêng mình, bài Văn tế... là tác phẩm văn học mình thuộc lòng ngay từ lần đầu được học, và lần nào đọc lại cũng mang cho mình nhiều cảm xúc. Đặc biệt ngôn ngữ giản dị, bình dân, hình ảnh gần gũi thân thuộc, như chính bà con anh em của mình ở miền Tây.
"Tiếng mẹ đẻ cha sanh" nên mình luôn yêu thích văn chương của Nguyễn Đình Chiểu, có lẽ vì gốc gác nhà mình cũng là dân ấp dân lân 🙂
Về Bến Tre lần nào cũng tới viếng mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu, mộ cụ Phan Thanh Giản, mộ cụ Võ Trường Toản, những trí thức danh nhân luôn được người Nam bộ trân trọng và tôn kính!
P/S. Trong khi các lãnh đạo cao cấp còn ngồi lại đến cuối chương trình (khoảng 40 phút), thì khi phần nghi lễ vừa kết thúc thì hàng loạt người ngồi ở các dãy ghế giữa dành cho khách mời (quan chức, các tỉnh) đứng lên ra về, tạo ra khoảng trống lớn trong khu vực làm lễ. Điều này khá bất nhã với chủ nhà.









Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

LÀNG NGHỀ SÀI GÒN MỘT THỦA VANG DANH

   (Người Đô Thị Xuân Giáp Thìn 2024) Nguyễn Thị Hậu Sài gòn là một đô thị từ khi khởi lập. Tính chất đô thị của Sài Gòn không chỉ ở chứ...