THỰC HIỆN: HUỲNH ANH MINH
Dưới góc độ 1 người đã lập gia đình và có 2 cô con
gái, chị đồng ý hay phản đối tình dục trước hôn nhân?
-
Tôi không phản
đối cũng không đồng ý vì nếu đó là sự lựa chọn của các con. Nhưng thật tình tôi
không muốn các con có lựa chọn đó, vì tình trạng “tình dục trước hôn nhân” luôn
mang lại cho những người đàn bà ở thế hệ tôi cảm giác “không an toàn”.
Không chỉ dừng lại ở những đam mê và bồng bột khi lữa
gần rơm, những thiếu thốn tình cảm gia đình có thể là một trong những yếu tố
khiến các bạn trẻ muốn sớm thiết lập một mối quan hệ sống thử trc hon nhan. Chị
có nghĩ vậy không?
- Đúng.
Không chỉ những bạn trẻ sống xa nhà mà ngay cả những bạn trẻ sống cùng gia
đình, nhất là ở các thành phố lớn, hiện nay cũng có nhiều bạn ở vào tình trạng
cô đơn ngay trong ngôi nhà của mình. Đó là vì giữa thế hệ cha mẹ và con cái
chưa tìm được tiếng nói chung, chưa chia sẻ được với nhau những điều phức tạp
của cuộc sống đang diễn ra hàng ngày. Bạn trẻ tìm đến quan hệ “sống thử” như
tìm đến một chỗ dựa về tinh thần, nhiều trường hợp là chỗ dựa và chia sẻ khó
khăn về vật chất nữa. Tất nhiên tôi không nói đến trường hợp bạn trẻ coi tình
dục trước hôn nhân là một “trò chơi” hay là sự đua đòi “cho biết”.
Sống thử ở đây đi xa hơn giới hạn của
quan hệ tình dục trước kết hôn, mang ý nghĩa tích cực, các bạn trẻ và ngay cả
những ng đã trưởng thành muốn "thử" cho chắc ăn trước khi đi đến một
cam kết nào đó. là người từng trải, đi nhiều và hiểu nhiều về phụ nữ, theo chị
bao nhiêu phần trăm những phụ nữ chọn cách sống thử biết chấp nhận, ý thức đươc
1 sự thật rằng: chỉ bản thân họ đánh cược số phận mình chứ kg phải là ai khác?
- Khó có thể trả lời chính xác khi chưa có một số liệu điều
tra xã hội học về tính trạng này. Tuy nhiên, qua tiếp xúc với nhiều bạn nữ sinh
viên hoặc nữ công nhân trong một số khu công nghiệp-khu chế xuất, tôi cảm nhận
phần lớn các bạn đã hoặc chưa/ không sống thử đều hiểu là mình đang “đánh cược”
với niềm hạnh phúc rất bấp bênh nhưng họ chưa ý thức được cái gọi là “số phận”
hay tương lai xa, mà họ chỉ lo lắng “cuộc sống chung này được chừng nào hay
chừng đó”, tức là họ chưa/không nghĩ xa hơn thực tại cuộc sống.
Nếu cho rằng
sống thử sẽ hạn chế những rủi ro xấu, là cách sàng lọc trước hôn nhân thì chị
có phản đối không? vì sao?
-
Nếu với ý nghĩa
đó thì tôi cho rằng cần thay đổi khái niệm “sống thứ” bằng “hôn nhân thử”, bởi
vì các bạn đó sống với nhau thật mà, quan hệ tình dục cũng thật, chia sẻ hỗ trợ
về kinh tế cũng thật. Chỉ có chưa làm đám cưới và chưa có giấy đăng ký kết hôn
– hai điều kiện quan trọng để có một cuộc hôn nhận hợp pháp (theo luật định và
theo truyền thống). Và như vậy, cuộc “hôn nhân thử” cũng phải có thái độ nghiêm
túc, chân thực, có trách nhiệm, bởi nếu không như thế thì không thể đạt được ý
nghĩa là sàng lọc, hạn chế những rủi ro cho cuộc hôn nhận thực sự. Còn nếu chỉ
coi “sống thử” chỉ là “thử cho biết”, “thử thôi mà” thì tôi nghĩ, bất cứ người
làm cha làm mẹ nào cũng phản đối.
Chị có con gái ở tuổi đang lớn và trưởng thành, nếu
các em ấy quyết định đặt cược số phận mình bằng cách sống thử chị sẽ xử lí thế
nào?
Tôi sẽ
không phản đối một cách cực đoan… có lẽ tôi sẽ nói với con tôi thế này: Con lựa
chọn như thế nào thì con cũng phải tự chịu trách nhiệm về những kết quả tốt hay
xấu. Nhưng dù con có gặp bất cứ chuyện gì thì mẹ vẫn luôn bên con, chia sẻ với
con mọi chuyện, tuy nhiên, mẹ không sống đời cùng con, không thể bên con mãi
mãi. Vậy con hãy nghĩ cho kỹ khi quyết định để sau này không phải ân hận, không
phải tủi thân vì không có ai chia sẻ.
Theo chị cách rao giảng của xã hội bây giờ có thật là
cứu cánh để các bạn trẻ ý thức hơn trước mọi quyết định của mình? có câu chuyện
sống thử nào trên thực tế khiến chị phải giật mình không?
-
Cách rao giảng
của xã hội hay sự khuyên nhủ của người lớn hiện nay với con trẻ trong chuyện
này còn mang tính một chiều: mới chỉ nhìn thấy sự vi phạm đạo đức truyền thống
và sự rủi ro của cuộc sống chung không được sự bảo vệ của pháp luật. Tuy nhiên
cuộc sống đã có nhiều thay đổi, suy nghĩ của lớp trẻ, kể cả quan niệm đạo đức
về việc này của họ cũng đã có phần khác trước. Vì vậy cách khuyên răn cần nhấn
mạnh vào việc người trẻ cần có sự hiểu biết để tự chịu trách nhiệm trước mọi
lựa chọn. Mọi cảnh báo của người lớn phải làm cho người trẻ thấy đó là những
bài học mà người trẻ cần được biết để tự rút kinh nghiệm.
-
Tôi đã gặp những
cuộc “sống thử” có kết thúc giống nhau. Điều làm tôi giật mình là các bạn trẻ,
cả nam và nữ, ngay lúc đó hình như ít
băn khoăn suy nghĩ vì sự đổ vỡ… Có lẽ vì các bạn quan niệm – như cách gọi của xã hội hiện nay – đó là “sống thử”. Mà
thử lần này không được thì… thử lần khác.
Có ý kiến cho rằng vấn đề hoà hợp tình dục giữa hai người vô
cùng quan trọng có thể quyết định chất lượng hay sự lâu bền của đời sống hôn
nhân. Vì vậy phụ nữ nên có nhiều trải nghiệm tình dục trước khi quyết định tiến
đến hôn nhân. Quan điểm của chị về vấn đề này như thế nào?
Hoà
hợp tình dục là điều kiện cần, nhưng ko phải là điều kiện đủ cho một cuộc hôn
nhân hạnh phúc. Sự hoà hợp tình dục, theo chị, là cả về ý niệm lẫn thực hành.
Cả hai điều này đều có thể dạy/học lẫn nhau, nếu 2 người yêu nhau thật sự thì
sẽ tìm ra tiếng nói chung về tình dục. Hay nói cách khác, yêu nhau thực sự họ
sẽ biết cách để thích hợp với nhau về tình dục. Tất nhiên loại trừ những trường
hợp cá biệt về nhu cầu tình dục.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét