Nhiều bạn đọc đã biết đến cuốn sách “Người Trung quốc xấu xí” của Bá Dương – cũng một tác giả từ Đài Loan - phê phán những thói hư tật xấu có tính “truyền thống” trong sinh hoạt, những “cố tật” của người TQ trong đời sống, ứng xử... ở trong nước cũng như ở nước ngoài.
Cuốn sách “Ngọn lửa hoang dã” ra đời sau Người TQ xấu xí, nó
tập trung phê phán thái độ của người TQ trước các hiện tượng tiêu cực của xã hội
Đài Loan thập niên 1980, nhấn mạnh vai trò của những người trí thức và thị dân
nơi đô thị.
Tôi đã đi Đài Loan, đọc cuốn sách này và thấy rằng lúc đó
Đài Loan cũng giống như VN bây giờ. Nhưng chỉ ba mươi năm thôi mà Đài Loan đã
thay đổi vượt bậc! Những tiếng nói như
cuốn sách này chắc chắn góp phần không nhỏ vào cuộc đổi thay ấy!
Một sự thú vị: Từ 1985 tác giả - trong “tự bạch” – đã nói về
thân phận của mình khi mọi người phát hiện ra tác giả “không phải là con người
mà là một phụ nữ”. Nhưng đến 2016 – hơn 30 năm sau – Đài Loan có nữ Tổng thống
đầu tiên là bà Thái Anh Văn, và bà cũng vừa tái đắc cử năm 2020.
Đọc cuốn sách này cũng như đọc Người TQ xấu xí, nếu thay tất
cả các từ TQ/Đài Loan bằng VN thì rất thích hợp! Khi đọc chắc ai cũng nghĩ sách
nói về VN hiện nay. Nhưng ba mươi năm nữa VN có như Đài Loan bây giờ không
thì... tôi không dám chắc!
Sau đây là Lời giới thiệu ở bìa 4 cuốn sách NGỌN LỬA HOANG
DÃ. Một số đoạn thú vị mình post ở comts.
***
Tháng 11.1984, với cảm hứng từ lời nói của một Ủy viên Lập
pháp viện Trung Hoa dân quốc, Long Ứng Đài đã viết bài bình luận “Người Trung
quốc! Anh không biết tức giận ư?”Trên tờ Trung quốc thời báo, tạo ra một hiện
tượng dư luận. Tiếp đó Trung quốc thời báo với một chuyên mục mang tên Dã Hóa tập
chuyên đăng những bài bình luận mang tính phê phán của Long Ứng Đài về các vấn
đề môi trường, trị an, giáo dục... tạo nên một cuộc lật đổ về nhận thức đối với
giới truyền thông Đài Loan thời điểm đó. Tuyển tập Ngọn Lửa Hoang Dã được ra đời
từ tập hợp những bài viết trong giai đoạn 1984 – 1985.
Cuốn sách này đã nghiêm khắc phê phán những vấn đề của xã hội
Đài Loan trong thập niên 1980. Vào thời điểm đó Đài Loan đang bị ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng, trật tự trị an đô thị không được thực thi tốt, nhưng người
Đài Loan vẫn tiếp tục bỏ mặc những vấn đề bất hợp lý của xã hội, dùng một tâm
thái “nhẫn nại” để sinh tồn. Long Ứng Đài đả cố gắng khích lệ độc giả “tức giận”
với những thực tế đó, đưa ra những câu hỏi cũng như sự phẫn nộ của họ đối với
trách nhiệm của chính quyền.
Khi được xuất bản thành sách vào năm 1985, nó đã trở thành một
hiện tượng xã hội với ảnh hưởng sâu rộng khắp các tầng lớp xã hội, nhất là đối
với tầng lớp sinh viên. Học sinh. Cuốn sách không chỉ có ảnh hưởng ở Đài Loan,
nó còn có ảnh hưởng sâu rộng đấn xã hội TQ đại lục. Cuốn sách cho họ có thêm một
lựa chọn là trở thành trí thức xã hội trong không gian công cộng , trở thành
con người với nền tảng về lương tri cá nhân cùng trách nhiệm xã hội , có thể
dùng sức mạnh ngôn ngữ để sửa đổi những thói tật của xã hội.
P/S. Sách do NXB Hội nhà văn và DOMINOBOOK xuất bản.
DOMINOBOOK từng hai lần đạt giải thưởng SÁCH HAY.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét