Nhiều nhà sử học, khảo cổ học (và một số công trình nghiên cứu) đã chỉ ra thực chất về ý nghĩa và quy mô của Lễ phát ấn Đền Trần trong lịch sử. Không rõ căn cứ vào đâu mà ViệnVăn hóa Nghệ thuật đưa ra phương án 2 “phát ấn vào ngày hôm sau và kéo dài các ngày kế tiếp”? Phải chăng từ thực tế lễ hội này đã thu hút rất nhiều người đến xin ấn, và địa phương (ban tổ chức, ban quản lý Đền…?) đã thu được những khoản lợi nhuận lớn từ việc “phát ấn” và những dịch vụ kèm theo? Tổ chức nhiều ngày có nghĩa là sẽ thu được lợi nhuận nhiều hơn, số lượng người (đa phần là công chức nhà nước) về xin ấn sẽ nhiều hơn. Thiệt hại bao nhiêu cho nhà nước và cho nhân dân trong những ngày công chức bỏ việc đi lễ như thế Viện Văn hóa Nghệ thuật đã có tính đến chưa?! Theo tôi, nếu duy trì lễ phát ấn Đền Trần thì phải làm như trong sử sách đã ghi lại. Không nên tổ chức lễ hội này dài ngày. Hai phương án mà Viện Văn hóa nghệ thuật đưa ra cho thấy cơ quan nhà nước bất lực trong việc quản lý lễ hội này nên không cho tổ chức hoặc tổ chức dài ngày (không thể quản lý được thì cấm hoặc là… mặc kệ!). Chưa kể là cứ đà này, lễ hội nào có vấn đề bị xã hội lên án, lập tức nhà nước lại phải tốn tiền cho các công trình nghiên cứu kiểu “đề án xây dựng mô hình…”.
Vài năm gần đây lễ này (và một số Lễ hội khác) đã bị biến dạng cả về ý nghĩa và quy mô. Dưới danh nghĩa “bảo tồn văn hóa truyền thống” nhưng ta cũng có thể nhận thấy “thương mại hóa” là mục đích chính của các lễ hội kiểu này. Đồng thời, việc bóp méo, thậm chí bịa ra những sinh hoạt văn hóa truyền thống như thế đã góp phần nuôi dưỡng và phát triển tâm lý không lành mạnh của một bộ phận không nhỏ trong công chức, quan chức trong việc coi chức tước quyền hành là mục đích tối thượng, vì vậy phải “chạy chức chạy quyền”. Tâm lý bất an khi làm một việc không quang minh chính đại khiến người ta càng phải tìm đến Thánh thần làm chổ dựa… Cứ thế cái vòng luẩn quẩn cứ tiếp diễn, ngày càng phức tạp, và gây ra nhiều hệ lụy.
Nếu cứ bành trướng quy mô lễ hội Phát ấn Đền Trần như thế, tôi e đến một ngày đẹp giời nào đó lễ hội này sẽ được làm hồ sơ Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, rồi có khi trình UNESCO làm Di sản văn hóa thế giới cũng nên! Điều đó thật nguy hiểm vì khi không phân biệt được giá trị thật với những giá trị rởm của những lễ hội kiểu này, người ta sẽ không thể tôn trọng và trân quý văn hóa truyền thống đích thực. Khi ấy mục đích bảo tốn di sản văn hóa có đạt được hay không?!
http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/445446/Chua-chung-minh-duoc-tuc-phat-an.html
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
TRAO TẶNG TÀI LIỆU HIỆN VẬT CỦA NSUT - ĐẠO DIỄN NGUYỄN NGỌC BẠCH
Lời đầu tiên, thay mặt gia đình tôi xin trân trọng cám ơn Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM, Hội Di sản văn hóa TPHCM, Bảo tàng TP.HCM đã nhiệt...
-
Người Việt có một số thành ngữ và sự tích liên quan đến cá trê, như truyện Trê Cóc chẳng hạn. Câu chuyện không chỉ là việc Trê tranh giàn...
-
Một người bạn fb bất ngờ ra đi. Post bài thơ rất hay của bạn. Tôi biết Cao Hải Hà qua mạng Yahoo blog và sau là FB. Vài lần gặp Hà ở chỗ ...
-
Xem lại phim này, suy nghĩ khác hẳn ngày trước. Trước, cảm động vì mối tình của cha Ralph và Mecghi, cho rằng đàn bà yêu thì phải hết l...
mới đọc sáng nay trên báo, cầm đi khoe khắp quán cafe: "đây, chị tôi", hehe
Trả lờiXóaỞ ta, thỉnh thoảng có những phát kiến rất củ chuối như này. Bó tay chấm cơm :-(
Trả lờiXóaNói thât là tôi rất không thích cái vụ phát ấn như thế này. Chẳng hiểu sao, tôi cứ thấy cái kiểu tranh nhau, chen lấn để được tờ ấn nó cứ như hàng chợ ấy!
Trả lờiXóa@ DH Phú: lâu quá ko gặp đôi uyên ương, bữa nào nhậu đê :)
Trả lờiXóa@ Titi: Vì tiền ấy mà.
@ A Thụy: Vâng, thánh thần cũng hạ cấp ăắm rồi anh nhỉ :)