CỔNG CHÀO THÀNH PHỐ?

( Chỉ là chuyện với bạn trong quán cà phê)

Những ấn tượng sâu sắc nào của chị về các cổng chào ở nước ngoài

Cổng chào ở Paris (Pháp) hay Berlin (Đức) được xây dựng ở trung tâm thành phố từ hàng trăm năm rồi, hiện nay đã trở thành những di tích lịch sử. Kiến trúc đẹp, hòanh tráng, quy họach cảnh quan xung quanh được bảo tồn phù hợp với di tích. Quan trọng là nó được xây dựng gắn liền với một sự kiện lịch sử quan trọng. Vì vậy nó tạo được ấn tượng và những cảm xúc mạnh cho những người đến tham quan.

Việc xây dựng cổng chào, theo chị là dựa trên những nguyên tắc, giá trị nào?

Ở nông thôn miền Bắc VN mỗi làng thường có cổng làng, đánh dấu “ranh giới’ của làng. Cổng làng kiến trúc giản dị, liền với lũy tre làng là cổng (có cánh cửa) để bảo vệ làng khi có giặc giã trộm cướp, nhưng vừa có ý nghĩa là biểu tượng. Chính ý nghĩa biểu tượng này cổng làng tồn tại lâu dài hơn: đi xa nhớ quê đầu tiên là nhớ cái cổng làng, về quê mới nhìn thấy cổng làng là như về đến nhà.

Còn “cổng chào” – theo như tôi biết, chỉ xuất hiện vài chục năm gần đây trong các dịp lễ hội của một địa phương, thậm chí của một cơ quan, gia đình. Nó chỉ mang tính chất trang trọng để chào đón khách khứa, tuy đẹp nhưng là cái đẹp có tính chất tạm bợ.

Một thành phố có nhất thiết có cổng chào không, thưachị

Theo tôi là không nhất thiết phải xây cái “cổng ”. Các ngả đường vào thành phố, nếu được, nên có các công trình biểu tượng văn hóa của thành phố. Để khi nhìn thấy công trình này người ta biết ngay là đã đến thành phố nào, đặc trưng văn hóa thành phố này là gì. Công trình phải đẹp, độc đáo để người ta có ấn tượng và sẽ nhớ lâu. Biểu tượng của một thành phố phải mang tính chất “vĩnh cửu”, bởi nó như một câu chuyện của truyền thống văn hóa, tránh xây những tượng đài biểu tượng chỉ có tính thời sự, khó có thể tồn tại lâu dài bởi gía trị tinh thần không cao.

TP.HCM hiện nay đang không thiếu những "cổng chào", đó là các trạm thu phí xuất hiện thường trực (và sẽ còn khá lâu) ở các cửa ngõ thành phố. Theo chị, có thể coi đây là một dạng cổng chào "không đụng hàng" ở nước ta hay không?

Nhiều thành phố khác trong nước và ở khu vực ĐNA cũng có tình trạng này. Tôi nghĩ không ai coi đây là “cổng chào”, đơn giản chỉ là một bộ phận của hạ tầng giao thông mà thôi. Tuy nhiên, nếu các trạm thu phí này quá dày đặc, sát với khu vực nội thành, lại không đẹp về kiến trúc… sẽ gây cảm giác thành phố bị “bao vây” bởi trạm thu phí. Ngòai ra nó cũng gây cảm giác thành phố chật chội, không thóang, một thành phố không thân thiện khi bước chân ra/ vào thành phố là phải… mất tiền

Nếu được đề nghị hiến kế để xây dựng cổng chào cho TP.HCM, chị có đề nghị gì với các ngành hữu quan?

Tại sao lại phải xây cổng chào? Thành phố chứ có phải cái làng nhỏ ngày xưa đâu, và lại là một thành phố phương Nam với tính chất cởi mở phóng khóang, tại sao cần phải giới hạn lại? Vì vậy tôi sẽ không có ý kiến

3 nhận xét:

  1. Đừng làm cổng chào vào Saigon, cả Hà Nội cũng vậy. Vì làm là thế nào cũng xấu!

    Trả lờiXóa
  2. Hà nội , Sài gòn việc gì phải bắt chước các thành phố có cổng chào . Khách đến đây không cần một cái cổng hoành tráng mà cần nhìn thấy thành phố sạch đẹp và xanh mát :-)

    Trả lờiXóa

TRAO TẶNG TÀI LIỆU HIỆN VẬT CỦA NSUT - ĐẠO DIỄN NGUYỄN NGỌC BẠCH

  Lời đầu tiên, thay mặt gia đình tôi xin trân trọng cám ơn Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM, Hội Di sản văn hóa TPHCM, Bảo tàng TP.HCM đã nhiệt...