GIAO LƯU SÁCH MỚI "CHÚNG TA SẼ NÓI GÌ KHI GẶP LẠI NHAU...?" 25.3.2016


Hóa ra có nhiều điều để nói Biểu tượng cảm xúc smile Nhiều câu hỏi thú vị và hóc búa, nhưng vui. Không đông nhưng ngồi đến phút cuối dù bị tra tấn bởi dàn loa khủng của gian hàng SONY bên cạnh! Có những bạn đọc - trong đó có nhiều bạn trẻ - "kiên trì" đi cùng mình từ cuốn sách đầu tiên của mình là "Đi và tìm trong đất" (2008), "Khảo cổ học bình dân Nam bộ" (2010), những câu hỏi quan tâm đến di sản văn hóa, đến lịch sử... chứng tỏ cộng đồng không hề quay lưng với việc này, cơ bản là cách đưa kiến thức khoa học đến với mọi người như thế nào... Mình vui là đã làm được một phần nhỏ xíu trong công việc này.
Xin cám ơn các anh chị và các bạn Hien Nguyen Nguyễn Thế Thanh Do Ballantines Mai Ha, Đinh Hương Huỳnh Thế Du Anh Anh Bui Quang VienCẩm Li Trương Quý Nguyen Phong Viet Hữu Việt, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Ngọc Tiến, Phạm Hoàng Quân, Nguyen BaNguyễn Lam ĐiềnTran Nha Thuy, Tran Hoang Nhan... và nhiều bạn đọc đã đến chung vui và chia sẻ.
Cám ơn công ty sách Nhã Nam, MC Kiều Khanh, nhà văn Trần Tiễn Cao Đăng đã giúp cuốn sách ra mắt và tổ chức cuộc gặp gỡ. Cám ơn ông anhNguyễn Thanh Bình về tranh bìa và 2 bức tranh trong cuốn sách Biểu tượng cảm xúc smile
Cám ơn em Ông Hào đã chụp những bức hình này.
Hy vọng những viên gạch nhỏ - những cuốn sách - sẽ kết nối chúng ta lâu dài.






















Vụn vặt đời thường (108)





@ Cầu Ghềnh sập, tuyến đường sắt Bắc Nam tê liệt đầu Sài Gòn, náo loạn ga Biên Hòa và những ga khác. Vài năm trước cầu Bình Điền sập ngày giáp tết, cũng do sà lan đâm vào, tê liệt tuyến chính miền Tây – Sài Gòn và náo loạn các nhánh đường vòng.
40 năm ở Nam bộ CON ĐƯỜNG HUYẾT MẠCH vẫn ĐỘC ĐẠO!!!

Nước mình có những nhân vật nổi tiếng mà "lý lịch" đằng cha tương đối mù mờ (tương truyền rằng cha là thần nhân, tức là người mà giống như thần :D , hoặc không rõ cha là ai).
Mềnh thích nhất hai nhân vật là cậu bé làng Gióng (truyền thuyết) và... Chí Phèo (văn học).
Đều là "người nhà quê", đều "bất thường", đều vùng lên giết kẻ ác (giặc Ân/ Bá Kiến), đều... bỏ làng mà "đi" (lên giời hoặc sang thế giới bên kia). Và đều được đời nhắc đến: một anh hùng vinh quang và một là điển hình của tầng lớp cùng đinh dưới đáy xã hội.
Hoàn cảnh đặc biệt và số phận đặc biệt, hoặc thế này hoặc thế khác, không bình thường.
“Thứ nhất sợ kẻ anh hùng/ Thứ hai sợ kẻ cố cùng liều thân”.
Ở một khía cạnh nào đấy dường như dân tộc Kinh/Việt mang tâm thức của những số phận như vậy :)

  
@ Do Thái, Isarel. 
Tất cả mọi người lưu thông trên đường phố, đều dừng lại, xuống xe và kính cẩn làm một phút tưởng niệm 6 triệu người Do Thái bị thảm sát bởi Đức quốc xã, trong thế chiến thứ hai.
Nể phục đất nước Isarel.


@ Ko có FB trên thế giới này đàn bà xinh đẹp giảm đi một nửa, đàn ông thông minh thì giảm đến 2/3 còn người nổi tiếng bỗng dưng biến mất :)


Biểu tượng cảm xúc grin



Vụn vặt đời thường (107)

@ Tiếc là số người tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở HN và TPHCM ít hơn nhiều so với số người tự ứng cử đại biểu quốc hội. Nếu từ HĐND các tỉnh thành mà có sự thay đổi tốt thì QH sẽ thay đổi nhanh hơn, thực chất hơn. 
Mình làm nghề với đất nên hay quan tâm đến những gì sát mặt đất :)

@ Bà Suu-kyi tạo dựng được cho dân chúng một NIỀM TIN từ phẩm chất và ứng xử của bà: đầy cương quyết cho mục tiêu nhưng luôn khoan dung, nhân hậu với dân chúng, cả với "đối thủ". Niềm tin là cơ sở để người dân đoàn kết tinh thần và đồng thuận trong hành xử.
Niềm tin vào một người lãnh đạo khác xa sự thần tượng vốn rất phổ biến ở VN.

http://www.tienphong.vn/the-gioi/tan-tong-thong-myanmar-la-ban-tri-ky-cua-ba-suu-kyi-981329.tpo


@ "Khi thấy buồn em cứ đến chơi..." Anh đã từng chia tay nhiều người nhẹ nhàng và yêu thương như thế. Vâng, khi nào ở đó anh thấy buồn thì cứ về chơi, anh nhé Biểu tượng cảm xúc frown
Người vẫn đâu đây, người cũng đã như xa rồi
Chỉ là thế thôi...
Từ biệt anh!

https://www.youtube.com/watch?v=kzKNHrtRxzIBiểu tượng cảm xúc smile"Khi thấy buồn em cứ đến chơi..." Anh đã từng chia tay nhiều người nhẹ nhàng và yêu thương như thế. Vâng, khi nào ở đó anh thấy buồn thì cứ về chơi, anh nhé Biểu tượng cảm xúc frown
Người vẫn đâu đây, người cũng đã như xa rồi
Chỉ là thế thôi...
Từ biệt anh!"Khi thấy buồn em cứ đến chơi..." Anh đã từng chia tay nhiều người nhẹ nhàng và yêu thương như thế. Vâng, khi nào ở đó anh thấy buồn thì cứ về chơi, anh nhé 
Biểu tượng cảm xúc frown
@ SẮP CÓ SÁCH MỚI NÈ BẠN BÈ ƠI :)

Biểu tượng cảm xúc smile
Tập tùy bút gồm nhiều bài viết trong năm qua.
... Có nhiều bạn hỏi tôi: Sao những tập tùy bút của chị có rất nhiều bài về Sài Gòn, Nam bộ nhưng tựa sách thì không cuốn nào có chữ Sài Gòn? Bạn à, người Nam bộ yêu dữ lắm cũng chỉ dùng một chữ “thương”. Khi bạn thương một người đến mức chỉ cần tên người đó thoáng qua cũng làm cho tim bạn nghẹn lại vì lỡ nhịp… có cần gì phải luôn gọi tên người ấy, phải không?

Hy vọng sẽ có mặt trong Hội sách TPHCM từ 21/3 - 27/3/2016 

TRƯỜNG SA CỦA TÔI (trích tùy bút, 5/2012)


Đêm trên biển. Khi hai ngọn đèn pha của tàu tắt hẳn chỉ còn quầng sáng mờ mờ trên đài chỉ huy, một mình trên boong bỗng thấy cả con tàu to lớn là vậy như tan vào không trung, tan vào gió tan vào sóng. Rất lâu, một chấm sáng nhỏ nhoi trên mặt sóng. Có khi chấm sáng lung linh rồi biến mất. Có khi chấm sáng ấy lớn dần lớn dần. Một chiếc tàu đánh cá nho nhỏ chập chờn lướt qua.  Cũng có khi chấm sáng biến thành quầng sáng chiếu thẳng vào đêm đen, một tiếng còi rúc lên, chiếc tàu chở hàng to lớn chầm chậm đi qua. Rồi tất cả lại chìm vào đêm. Vẫn biết tàu đi theo hải trình đã định vậy mà không tránh khỏi cảm giác lo sợ khi xung quanh là màn đêm đen quánh chỉ có tiếng sóng lướt nhẹ dưới thân tàu. Biển mênh mông thế, tưởng như những con tàu luôn cô đơn trên biển… Nhưng không, đồng hành với những con tàu là những ngọn hải đăng.
Vùng biển Trường Sa có nhiều ngọn hải đăng: Song Tử Tây, An Bang, Sơn Ca, Đá Lát, Đá Tây, Trường Sa lớn, Tiên Nữ, Huyền Trân, Phúc Tân, Quế Đường… Có ngọn hải đăng xây trên đảo nổi, có ngọn xây trên đảo chìm, cũng có ngọn chỉ là  đèn biển lắp trên các nhà dàn. Độ cao thấp khác nhau, tầm hiệu lực ánh sáng khác nhau nhưng đều có nhiệm vụ cực kỳ quan trọng giúp tàu bè họat động trong vùng biển định hướng và xác định vị trí của mình, đồng thời canh giữ vùng biển trọng yếu của Việt Nam. Trong chuyến hành trình đi qua nơi nào có hải đăng tôi đều cố gắng leo lên tận nơi để từ đó được ngắm nhìn vùng biển vùng trời bao la đẹp hơn tranh vẽ.
Đi trong mênh mông trời biển, khi nào nghe thấy tiếng còi tàu rúc lên hồi dài là biết đã gần tới đảo.Hồi còi báo hiệu tràn ngập niềm vui. Mọi người đổ ra boong ngóng về phía xa để được nhìn thấy một chấm nhỏ hay một vệt mờ hiện ra, rõ dần lớn dần… Kìa ngọn đèn biển vươn cao vững chãi, kìa những cánh quạt gió như những cánh chim chấp chới, kìa màu xanh của cây bàng trái vuông, của cây bão táp, phi lao… Có đi biển dài ngày mới hiểu nỗi bồi hồi khi thấy đảo như thấy đất liền. Ba hồi còi tàu rúc lên, đã nhìn thấy áo trắng áo xanh của lính đảo nơi cầu tàu.
Lên đảo, việc đầu tiên là đứng trước cột mốc chủ quyền chụp hình kỷ niệm, lại còn “tranh nhau” đứng cạnh người lính đang bồng súng đứng nghiêm bên cột mốc chủ quyền. Đôi lúc quên mất là anh lính đang làm nhiệm vụ, xúm lại hỏi thăm anh, em, cháu, con tên gì quê đâu ra đảo lâu chưa? Vẫn trong tư thế đứng nghiêm, có người trả lời dõng dạc như quân lệnh, cũng có chú lính ngượng ngùng “xin lỗi, con đang làm nhiệm vụ ạ”.Nhưng chỉ ít phút sau được thay ca, và chú lính ào vào náo nức ngắm nhìn người từ đất liền ra.
Trên đảo Song Tử Tây, phía sau doanh trại có mấy cái chuồng gà toàn gà trống, khi được thả ra chúng đập cánh đua nhau gáy ầm ĩ làm lũ vịt đang nằm tránh nắng dưới bóng cây nhao nhao đứng dậy. Hỏi một người lính: sao toàn là gà trống thế hả cháu?
Chú lính trẻ vui vẻ trả lời:
 - Gà mái đi tàu ra đảo bị say sóng chả sống được cô ạ. Tôi đùa:
-        Khổ thân bọn gà trống.
Lỡ lời rồi tôi ân hận ngay khi nghe chú lính nửa đùa nửa thật:
-        Sao cô chả khổ thân bọn cháu, cả năm có nhìn thấy bóng dáng con gái đâu hả cô?
Nhưng cũng cậu lính ấy tếu táo: không sao cô ạ, bọn gà trống ghê lắm, chúng nó toàn đi “yêu” bọn vịt đấy. Không tin cô chờ tí nữa mà xem.
Thế là mấy cô cháu cười vui vẻ.
Để vào được mấy mấy đảo chìm tàu phải neo đậu xa hơn. Ca nô lướt trên mặt biển trong veo nhìn thấy bãi ngầm san hô lô nhô dưới nước. Có khi ca nô gần cập bến thì các chú chó nuôi trên đảo liền phóng xuống nước ra đón khách, chúng ì oạp bơi ra bơi vào, lao lên bờ rũ lông bắn nước tung tóe, dụi cái đầu ướt nhẹp vào bất cứ ai đi gần, hệt như lũ trẻ con mừng mẹ về chợ. Bước lên bờ là bước vào “nhà” cũng đủ nhà bếp phòng ngủ phòng khách. Đứng bên mấy cô ca sĩ trẻ trên ban công đón gió biển, bàn tay anh lính vụng về mà trìu mến đội cho cô gái chiếc mũ hải quân rồi bối rối khi cô đứng gần chụp hình lưu niệm. Mắt tôi nhòe đi… bao giờ bàn tay kia được cài vòng hoa cô dâu lên đầu một người con gái?
Và lính hát, hát cùng nhau và hát cùng ca sĩ.Vừa rối rít nhận đồng hương đấy nhưng khi cất tiếng hát tất cả đều là đồng đội. Không phân biệt đâu là lính đâu là ca sĩ, đâu già đâu trẻ, không phân biệt đâu người Hà Tĩnh Nghệ An với người Sài Gòn An Giang, không phân biệt đâu người Nam Định Bắc Giang đâu người Bình Dương Bình Thuận… Những bản hành khúc một thủa cha anh và những bàn tình ca hôm nay của họ. Có người lính trẻ đứng trong công sự mắt dõi ngoài kia, biển trời vẫn xanh, và bàn chân anh vô tình vẫn nhịp theo bài tình ca quen thuộc.
Thời gian trên đảo qua nhanh lắm, chưa kịp ấm bàn tay đã nghe còi nhắc trở về tàu. Ca nô quay mũi, những bàn tay vẫy. Sẽ còn gặp lại sẽ còn gặp lại. Lời chào chung cũng là niềm hy vọng của mỗi người.

Đi qua vùng biển Len Đảo – Cô Lin – Gạc Ma, qua vùng biển của những nhà dàn DK,  mọi con tàu đều tổ chức Lễ Tưởng niệm những người lính đã hy sinh bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc. Một buổi lễ thiêng liêng không chỉ là nghi thức mà là tình cảm thật sự của những người còn sống dành cho các anh. Tàu tôi đi vào những ngày đẹp trời, sóng nhẹ gió nhẹ, khi vòng hoa đỏ và những bông cúc vàng được thả xuống trong mờ ảo khói nhang trầm tôi thấy như các anh đang hiển hiện quanh đây… Tiếng còi tàu lại vang lên như nói: Các anh không mất, những người lính đã nằm lại với biển Đông và những người lính đã ngã xuống nơi biên giới phía Bắc, chừng nào chúng ta còn nhớ đến họ, còn tiếp tục những công việc của họ.
Đất nước ta trọn vẹn một màu xanh. Xanh núi xanh sông xanh rừng xanh biển  bởi trong màu xanh bất tận ấy có màu máu đỏ của biết bao con người…
















TIẾN SĨ NGUYỄN THỊ HẬU: “ĐỪNG VÌ LỢI MÌNH MÀ ĐỂ HẠI ĐẾN NGHỀ”





Thực hiện: Hà Quang Minh


@ Chào TS Nguyễn Thị Hậu, là một người dành cả cuộc đời cho khảo cổ, và lịch sử, chị có cảm thấy nhớ nghề không kể từ lúc "nghỉ hưu"?

-        TS Nguyễn Thị Hậu (TS.NTH): Chào bạn! Thật ra từ lúc nghỉ hưu tôi mới có nhiều thời gian hơn để dành cho nghề (nghiệp) của mình, vì không còn vướng bận công tác quản lý cũng như những việc chuyên môn khác.

@ Điều đó có nghĩa là làm nghề thực sự thì không cứ nhất thiết ta phải ở một cương vị nào, miễn là ta còn tâm huyết với nghề?

-        TS.NTH: Đúng, khi đã yêu nghề và có trách nhiệm với nghề thì ở cương vị nào cũng có thể làm nghề được. Tuy nhiên cơ chế hành chính nước ta làm cho nhiều nhà khoa học không thể dành hết tâm sức cho nghề nghiệp nếu như phải làm công tác quản lý.

@ Vậy thì sẽ là một sự lãng phí khi những người có tâm, lành nghề lại bị đặt vào cương vị làm quản lý? Nhưng nếu họ được làm nghề đúng nghĩa thì chị có nhận thấy là họ cũng không được tạo điều kiện làm nghề cho trọn vẹn với khát vọng của mình?

-        TS.NTH: Đây là một mâu thuẫn trong giới nghiên cứu: người làm quản lý mà không hiểu biết, thậm chí không giỏi nghề thì khó có thể tạo điều kiện và giải quyết khó khăn cho công tác nghiên cứu, cho cán bộ nghiên cứu. Có nghĩa là muốn duy trì công việc chuyên môn của mình thì người quản lý - nhà khoa học phải làm việc bằng hai. Còn người quản lý không biết chuyên môn thì khó có thể "vận hành" những quy tắc quy định... rất rắc rối của các bộ, ban, ngành vào trong công việc cụ thể của cơ quan khoa học, chưa kể là khó nhận biết nhân tài, phát minh khoa học để khuyến khích phát triển. Mặt khác, có thể nói hiện nay ở nhiều cơ quan khoa học, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng điều kiện để làm khoa học không quá ngặt nghèo, nhưng để có những công trình lớn thì còn thiếu nhiều yếu tố cả vật chất và tinh thần. Tình trạng này làm cho nhà khoa học làm việc như một "công chức" mà thiếu tinh thần sáng tạo khoa học.

@ Nói như cách người ta hay đề cao cái Đạo Làm Nghề, thế thì điều quan trọng nhất phải là sự tự ý thức về năng lực của mình trước khi đảm nhận trách nhiệm quản lý. Nếu mình đủ năng lực để vừa làm nghề, vừa tạo ra môi trường làm nghề cho cán bộ, cấp dưới thì hẵng nhận trách nhiệm nặng nề bằng hai ấy. Điều đó chính là ý thức được cái Đạo làm nghề của mình đúng không?

-        TS.NTH: Đấy là một điều "lý tưởng"! Tôi thì cho rằng, Đạo làm nghề đối với bất kỳ nghề nào, đó là Đạo đức nghề nghiệp, tức là những điều cần phải hoặc không được làm trong nghề đó.

@ Chị nói đến điều được làm và không được làm trong nghề đó. Việc từ chối một việc quá năng lực của mình cũng thể hiện cái đạo chứ? Nó thể hiện cái tận tâm, sự trong sáng và đạo đức với ngành nghề mình đang phục vụ và theo đuổi?

-        TS.NTH: Đúng! Sự tự ý thức về bản thân cực kỳ quan trọng. Từ sự ý thức này mà ta có thể nhận hay từ chối một công việc, vị trí hay một quyền lực nào đó. Cũng không nên cho rằng, tự ý thức chỉ để "từ chối" - theo cách nhìn kiểu phải "khiêm tốn", nếu dám nhận việc mình có thể làm được và làm tốt thì cũng là thể hiện Đạo làm nghề, vì như vậy sẽ có lợi cho xã hội. cho cộng đồng và cho bản thân mình. Tuy nhiên, từ chối hay chấp nhận, trong nhiều trường hợp cũng khó như nhau.

@ Đó phải là sự tự ý thức về cả trách nhiệm của mình đối với xã hội, hiểu rằng hành động của mình luôn có tác động nào đó nhất định đối với môi trường xung quanh phải không chị? Bản thân chị cũng là người viết báo, thậm chí có thể coi là một nhà báo đúng nghĩa, chị cảm thấy cái “ý thức đạo làm nghề” của báo chí Việt Nam hôm nay thế nào, nhất là những vụ kiểu như đưa tin về hai đứa trẻ sinh đôi mà ADN khác nhau và dẫn đến hoang mang, mất lòng tin giữa chính những người thân với nhau?

-        TS.NTH: Với những tin, bài như bạn dẫn ra, tôi thấy đó là một loại rác làm ô nhiễm môi trường. Loại tin bài bề ngoài như về "khoa học" hay "bảo vệ đạo đức", thậm chí có vẻ vô tư phản ánh hiện tượng xã hội này khác nhưng thực chất nó như những cái bao nylon không thể phân hủy sẽ làm trái đất này nhiễm độc. Hậu quả tinh thần sớm muộn gì thì cũng làm ảnh hưởng đến xã hội, cụ thể đến những hoàn cảnh tương tự.

@ Cái đó chúng ta có thể coi là không chỉ vi phạm đạo đức nghề mà còn vi phạm nghiêm trọng đạo đức của một con người vốn phải mang đầy đủ trách nhiệm xã hội? Vậy theo chị, giá trị của “Đạo làm nghề” sẽ nằm ở điểm cốt lõi nào, để người hành nghề coi đó là kim chỉ nam hành động. Và riêng bản thân chị, chị có thích khái niệm Đạo làm nghề?

-        TS.NTH: Tôi không rõ người bác sĩ có trách nhiệm đã công bố thông tin như thế nào với báo chí để thành một "quả bom" đối với nhiều gia đình có con sinh đôi như vậy; nhưng cả người công bố từ góc độ khoa học và cả người công bố từ góc độ báo chí đều cần tránh làm một việc là cho mình quyền phán xét, lên án đương sự, mà phải hướng đến mục tiêu là thông tin (một hiện tượng) khoa học. Vì vậy mức độ công bố liên quan đến nhân thân phải được hạn chế tối đa, thậm chí chỉ là "phiếm chỉ". Chỉ khi nào đương sự đồng ý mới được phép tiết lộ trường hợp của họ cho báo chí. Vì vậy cách công bố thông tin nếu  không xuất phát từ sự nhân văn thì trở thành vô đạo đức trong nghề nghiệp.
Tôi vẫn quan niệm nghề nào cũng có đạo đức của nghề đó, ngoài đạo đức chung của một con người trong xã hội cụ thể. Nhưng dùng khái niệm "đạo làm nghề" thì có gì đấy nghiêm trọng quá. Mà có lẽ đến lúc Đạo này rất có vấn đề nên cần phải nói về nó một cách nghiêm trọng vậy chăng? Đạo (đức) của nghề nằm ở chỗ: không vì kiếm lợi cho bản thân mà làm tổn hại đến nghề, cao hơn, làm xã hội coi thường, khinh rẻ nghề của mình.

@ Vậy thì chị có đồng ý là thay vì nói về đạo làm nghề, chúng ta nên phải chuẩn hoá các công việc mình làm dựa trên các khế ước xã hội như các bộ “nguyên tắc ứng xử” của từng nghề nghiệp riêng?

-        TS.NTH: Đúng vậy. Ví dụ nghề bảo tàng thì trong quy tắc nghề nghiệp có những điều hạn chế người làm bảo tàng sưu tập đồ cổ cho cá nhân, để tránh việc từ cương vị làm ở bảo tàng mà lại sưu tầm cổ vật cho riêng mình chứ không đưa về bảo tàng, xa hơn là phòng tránh việc có thể tráo đổi cổ vật trong bảo tàng... Nghề nào cũng cần có bộ quy tắc ứng xử, quy tắc nghề nghiệp, nhất là những nghề mà đối tượng trực tiếp là con người. Ở một xã hội mà hệ thống luật pháp chưa hoàn chỉnh (chưa đầy đủ, chưa đồng bộ...) thì việc có bộ quy tắc nghề nghiệp cho mỗi nghề là cần thiết, để tránh việc "lách luật", tránh việc tạo ra "lệ làng", và để khi có sự cố thì có thể có ngay điều khoản để xử lý, trước khi có luật hoặc nếu luật chưa "phủ" hết mọi trường hợp. Nhưng đầu tiên là để đề cao đạo đức công dân trong một môi trường cụ thể nhằm hạn chế con người làm việc xấu, chứ không phải để cho việc xấu tràn làn rồi mới xử phạt.


@ Cảm ơn chị đã dành thời gian cho cuộc trò chuyện này.

ĐƯỜNG RAY, SÂN GA VÀ NHỮNG CHUYẾN TÀU

Có lẽ không nơi nào trên thế giới không có hệ thống đường sắt.
Tàu hỏa luôn là phương tiện di chuyển của số đông. Ngay cả khi mới xuất hiện chỉ kéo theo một, hai toa và thường dành cho tầng lớp thượng lưu thì số người sử dụng nó vẫn nhiều hơn một vài chiếc xe song mã tứ mã. Vì ưu điểm nhanh hơn, tiện nghi hơn, nhưng còn vì ở đó cơ hội giao tiếp, và thể hiện mình cũng nhiều hơn. Sau này tàu hỏa phổ biến, trở thành phương tiện giao thông công cộng được nhiều người sử dụng vì giá rẻ và chỉ đi một tuyến đường sắt có thể qua nhiều vùng miền, nhiều quốc gia.
Bây giờ “tàu hỏa, xe lửa” là tên dùng gọi chung cho nhiều loại tàu chạy trên đường ray, từ đầu máy hơi nước đốt bằng than củi rồi than đá, đầu máy diesel cổ điển, đầu máy diesel truyền động điện, rồi đầu máy điện… Đầu máy nào cũng phải chạy trên đường ray. Đầu tàu kéo theo những toa chở người hay hàng hóa, nặng hay nhẹ, lên đèo hay xuống dốc… đều phụ thuộc vào đường ray ở dưới. Đường ray có sự cố thì tai nạn xảy ra, nhẹ thì trật bánh mà nặng thì lật tàu. Đầu tàu được thay đổi nhiên liệu và hình thức ngày càng hiện đại, kiến trúc nhà ga cũng vậy, chỉ có đường ray âm thầm thay đổi khoảng cách rộng hơn mà thôi. Nhưng sự thay đổi này góp phần quan trọng cho việc tăng tốc độ và sự an toàn của đoàn tàu.
          Nối liền những tuyến đường sắt là những nhà ga. Ga chính ở thành phố lớn, những trung tâm kinh tế văn hóa. Trước đây nhà ga thưởng ở trung tâm thành phố, sau này ga trung tâm thường được xây dựng ở vùng đô thị mở rộng. Từ đó có những tuyến tường tỏa đi mọi nơi, dọc theo đó là hệ thống ga nhỏ ga xép. Đến ga chính tàu nào cũng dừng, ít thì vài phút nhiều thì vài chục phút. Ga nhỏ ga xép ít khi tàu tốc hành dừng lại nhưng tàu địa phương thì vẫn đều đặn dừng nhận và trả khách mỗi ngày vài lần.
          Mấy năm trước tình cờ tôi xem trên mạng một bộ phim về chuyến tàu đi tới tương lai. Tại một nhà ga cũ kỹ và nhếch nhác có một chuyến tàu mới đến. Sau khi mọi người chen chúc lên tàu và giành giật chỗ ngồi thậm chí cả chỗ đứng trên các toa tàu thì tàu chuyển bánh. Số đông yên chí ngồi vỗ tay ca hát hò reo, tin tưởng rằng đoàn tàu đang chạy đến xứ sở thiên đường như tấm bảng treo ngoài thành tàu. Họ không biết rằng nhiều đoạn đường ray đã bị “bẻ ghi” làm đoàn tàu chuyển sang hướng khác “đi về nơi xa lắm”... Trên các toa tàu là những đám đông chưa ý thức mình là hành khách, giữa các toa không có cửa thông nhau, cửa sổ lại không phải bằng kính trong suốt để có thể nhìn ngắm phong cảnh, biết những sân ga đang lướt qua ngoài kia… mà là những tấm cửa sắt kéo xuống kín mít. Nhà tàu lo ngại người trên tàu gây tai nạn hay cũng có khi lo sợ kẻ dưới đường ném đá lên vì chưa từng một lần được đi tàu như thế.
Đoàn tàu cứ đi, đi mãi… Dần dần nhiều người nhận ra con tàu không đưa mình đến cái đích mong muốn, phần đông trở nên hỗn loạn, phần còn lại thì cam chịu, và số ít người  tìm cách cắt toa của mình ra khỏi đoàn tàu… Họ đi tìm tổ lái tàu để đòi phải giải thích. Nhưng tổ lái tàu đã lần lượt nhảy tàu bỏ trốn, mặc cho đầu máy kéo đoàn tàu lao trên đường ray đang lung lay vì mất những con ốc vít và những thanh tà vẹt. Cuối phim là cảnh mịt mù sương khói che khuất vực thẳm ở phía con tàu đang lao đến.
Bộ phim này ám ảnh tôi rất lâu có lẽ vì tôi từng nhiều lần đi những chuyến tàu hỏa cũng nhếch nhác, cũng bịt bùng và cũng nguy hiểm như thế. Hồi nhỏ đi về bằng tàu chợ từ Hà Nội đến nơi sơ tán. Tàu chạy ban đêm để tránh máy bay Mỹ ném bom. Những toa tàu sơn đen sì hay loang lổ màu xanh “phòng không”, trong toa trống rỗng không đèn không ghế ngồi. Người, hàng hóa, gia súc… chen chúc nhau trong bóng đêm dày đặc, nghe tiếng động hay ngửi mùi thì biết đang ngồi cạnh người hay con gì. Nhiều lần tàu phải dừng giữa đường vì báo động, nhảy xuống khỏi tàu mạnh ai nấy chạy tìm chỗ trú ẩn, rồi khi còi tàu hú lên lại vội vã chạy về, người nào cũng sợ trễ tàu hay bị bỏ rơi.
Rồi những chuyến tàu “thống nhất” thập niên 80,90 thế kỷ trước. Vật vã bốn, năm ngày có khi cả tuần từ Sài Gòn ra Hà Nội. Ghế ngồi đầy rệp, có phòng vệ sinh cũng như không vì người đi buôn, nhà tàu chất đầy hàng lậu trong đó. Đồ ăn bán trên tàu hay dọc đường rất dễ làm người ăn bị “tào tháo đuổi”. Không hiểu sao ai cũng chịu đựng được những ngày đi tàu đói khát bẩn thỉu như thế! Cảm giác thường trực khi đi tàu xe là lúc nào cũng lo lắng, lo đủ thứ, lo từ khi chưa lên tàu, ngồi trên tàu rồi vẫn lo, đến lúc xuống tàu ra được khỏi ga thì mới tạm hết lo.
Bây giờ tàu Thống nhất đã tốt hơn trước nhiều lần, tàu tốc hành chỉ 32 tiếng, ghế mềm giường nằm, máy lạnh toàn tàu, toa ăn, nhà vệ sinh nước nôi sạch sẽ… Nhiều người lại mơ ước đến tàu cao tốc như ở nhiều nước khác, không đến nỗi như ai đó tưởng “tàu cao tốc để Hà Nội – Sài Gòn có thể đi chợ đi học hàng ngày” nhưng chắc chắn là thuận tiện hơn cho hành trình Nam Bắc của hàng triệu người từ mọi miền nhập cư đến thành phố Hồ Chí Minh làm ăn. Chỉ mong tương lai ấy đến nhanh hơn!
Sau này đi trên những chuyến tàu từ Paris qua Berlin, từ Amsterdam qua Paris, từ Krakow đến Budapest, Praha, Vienna… bỗng thấy nhàn quá, chẳng phải lo gì, thậm chí không cần nhìn đồng hồ cũng không lo trễ tàu hay quên ga phải xuống. Ngồi trên tàu tha hồ mơ mộng hay lướt web, chẳng khác gì đang ngồi ở quán cà phê quen thuộc, quen đến cả cảm giác cô đơn…
Thời đại internet, thế giới toàn cầu hóa… dù phương tiện giao thông công cộng hay cá nhân phát triển nhanh chóng thì những chuyến tàu vẫn được ví như mạch máu của cơ thể sống. Nhìn vào hệ thống đường sắt và sự vận hành nó người ta có thể nhận biết sự phát triển và trình độ của một quốc gia.

Sài Gòn 5.2.2016


Kết quả hình ảnh cho sân ga chuyến tàu

Vụn vặt đời thường (106)

@ Một câu thơ của một người phụ nữ.:

"Anh đi biền biệt chiến trường xa
Con tự lớn khôn, vợ tự già"

Ai có thể nói về chiến tranh bình thản mà xót xa như thế này? Chiến tranh đâu chỉ là chiến trường và chết chóc! Tiếng súng có thể chấm dứt nhưng chiến tranh thì bao giờ mới qua đi?
Tôi được nghe câu thơ này từ nhà văn Phạm Xuân Nguyên.

@ Em/ bạn thân nhắn: Em muốn chúc chị một điều gì đó nhưng không biết chị thích gì nhất?Biểu tượng cảm xúc smile

Ừ, cái khó nhất của một nửa thế giới là thường xuyên không biết mình thích/muốn/cần gì nhất :)

Biểu tượng cảm xúc smile
Nhưng hôm nay thì mình biết mình thích cái gì, và lập tức tự đáp ứng ngay :D


Cơm gà "bà Hậu" :D

 Bánh canh "bà Hậu" :D

'Đầm chấm bi cổ điển thần thánh :)

@ Linh tinh lang thang (135) NGÀY PHỤ NỮ



Có quốc gia nào mà phụ nữ lại được dành nhiều ngày kỷ niệm tôn vinh như ở Việt Nam không nhỉ: Nào là ngày 8/3, ngày 20/10 rồi hội nhập quốc tế có thêm ngày của mẹ Mother's Day (ngày chủ nhật thứ 2 của tháng 5), ngày tình yêu Valentine 14/2…

Có nước nào mà phụ nữ trong những huyền thoại, truyền thuyết, lịch sử, văn học nổi tiếng… lại có số phận “kỳ lạ” và gánh vác nhiều trách nhiệm đến thế như phụ nữ Việt Nam không (chính xác là phụ nữ Việt/Kinh):

-        Truyền thuyết khởi đầu là một cuộc ly dị vĩ đại với lý do đại khái là vì không hợp nhau “nàng là tiên ta là rồng”, bầy con phải chia đôi và mẹ Âu Cơ đành mang 50 con lên núi (tức là trở về nhà mình)…
-        Âu Lạc là nhà nước đầu tiên nhưng nàng công chúa Mỵ Châu phải chịu số phận bi thảm vì bị cha (nghe lời rùa thần) chém chết. Lý do “nỏ thần VÔ Ý trao tay giặc”, nhưng ai cho giặc vào nhà thì không thấy bị kiểm điểm trách nhiệm!
-        Cuộc khởi nghĩa đầu tiên chống lại phong kiến phương Bắc là do Hai bà Trưng đứng đầu.
-        Nhân vật chính của tác phẩm văn học nổi tiếng nhất là nàng Thúy Kiều: bán mình chuộc cha và 15 năm lăn lóc lầu xanh.

“Anh hùng bất khuất trung hậu đảm đang” thì rất oách, nhưng mà, cực chẳng đã mới phải “anh hùng” hay trở thành “tấm gương”, chứ làm một người đàn bà bình thường mà không hơn à?
 Mình – đàn bà bình thường, nghĩ thế J



NỖI ÁM ẢNH CỦA QUÁ KHỨ

  Trần Quốc Vượng   Nước Việt Nam ta hiện là một quốc gia kém phát triển về mọi mặt, vừa lạc hậu, vừa lạc điệu với một thế giới nhìn chung...