VIẾT CHO SINH NHẬT CON GÁI CHÂU QUYÊN




Mẹ sinh con sau một cơn đau kéo dài đến 2 ngày. Lúc mới lọt lòng con là một cô bé tròn trịa có cặp mắt rất to và đôi môi đỏ như son. Cô bác sĩ vừa đỡ con ra đời đã nói “con bé xinh quá, hiếm có đứa trẻ nào mới sinh mà nết nào ra nét ấy như thế”. Nằm trên bàn sanh mẹ như quên hết nỗi đau đớn vừa trải qua, tràn ngập cảm giác dịu dàng của lần đầu làm mẹ khi mẹ nhìn thấy con.

Thấm thoắt con đi nhà trẻ, rồi mẫu giáo. Con vào lóp 1 tung tăng váy xanh áo trắng… lên cấp 3 với tà áo dài tinh khôi. Con vô đại học, rồi đi làm… Chưa bao giờ con làm mẹ phải buồn lòng vì bất cứ chuyện gì. Con hơn 2 tuổi thì mẹ sinh em gái. Sàn sàn tuổi nhau nhưng con luôn là Chị Hai dịu dàng, nhường nhịn em, chăm sóc em chu đáo. Nghề của mẹ hay phải đi công tác, con đã sớm biết phụ mẹ nấu cơm đi chợ. Món nào mẹ cũng chỉ hướng dẫn 1,2 lần là con biết làm. Bây giờ có những món con nấu còn ngon hơn cả mẹ nữa. Cuối tuần là những ngày con trổ tài nấu nướng còn mẹ thì khoe… trên blog.

Rồi sẽ ngày “con cái đặt đâu cha mẹ ngồi đấy”, mẹ vừa mong nó đến để  yên tâm  thấy con trưởng thành có người đi cùng con với tất cả tình yêu trên con đường dài phía trước … lại cũng mong nó đừng vội đến, bởi vì nếu nhà mình mà vắng con thì sẽ buồn lắm… Nhưng dù con ở đâu làm gì thì mẹ con mình sẽ mãi là những người bạn có thể chia sẻ với nhau tất cả như nhiều năm qua, phải không?

Cuộc sống không phải lúc nào cũng là những điều tốt đẹp, luôn có  cả niềm vui và cả những nỗi buồn. Nhưng đừng để hận thù, ghen ghét, đố kỵ có chỗ trong trái tim, và dù thế nào mẹ cũng luôn tin rằng con gái của mẹ không bao giờ làm tổn thương người khác, vì như vậy chính tâm hồn mình trở thành khuyết tật. Hãy luôn giữ được tình yêu thương và sự quan tâm đến người thân, với mọi người, và hãy luôn mỉm cười, con nhé. Mẹ cầu mong  cuộc sống của con được bình yên, Niềm vui và Hạnh phúc sẽ luôn ở bên con.

Điều may mắn nhất của mẹ là đã có con và em, và thành công nhất của mẹ là hai cô con gái ngoan hiền. Và cũng như tất cả những người mẹ khác, với sự thiên lệch thường tình, bao giờ con gái của mẹ cũng là cô gái xinh đẹp nhất!
Chúc mừng sinh nhật con gái yêu của mẹ!

16/7 -Note cũ mà không cũ J



Hai con gái của tui :)


Vụn vặt đời thường (84)

@ "Chỉ có đàn bà mới mang lại hạnh phúc cho nhau", câu này chắc có xuất xứ từ phương Tây, vì trong cổ tích chỉ có các cô tiên, bà tiên chứ không phải ông tiên như ở nước mình.
Nhưng chuyện "chỉ có đàn bà mới ghen ghét đố kỵ đến không thể chung sống" thì có trong truyện cổ cả đông lẫn tây.
(nhân xem Cinderella)



@ Anh tu mấy kiếp mới lấy được tôi! – Đúng quá, bởi vậy kiếp này phải ăn mặn chát!

@ Hà Nội "tuyên chiến" với nạn chửi bậy – nhưng không biết có "thắng" được nạn này không?
Tui đề nghị quốc hội tuyên chiến với nạn chê dân ngu dân dốt - thiệt tình tui cũng không biết QH có "thắng" được mấy ông nghị "hỗn" đó ko.

 — đang  cảm thấy bực mình.

 @ Lại về với những quán cà phê quen thuộc. Chỉ xa mười ngày đã nhớ. Quán cà phê là một phần rất đẹp của đời sống Sài Gòn, là một phần cuộc sống của nhiều người, trong đó có mình.
Có quán vài ngày lại tới, lần nào cũng ngồi cả ngày làm việc ở đó: đọc sách, viết bài, đọc luận văn luận án… Quán cũng không vắng lắm thậm chí có lúc còn ồn ào, nhưng mình thích làm việc ở đó. Thật ra lý do chính là vì quán có bánh Su Kem rất rất ngon, và rẻ nữa
J
Có quán hồi đi làm trưa nào cũng ghé, không ăn cơm chỉ cà phê và một đĩa khoai tây chiên, quán này chiên khoai rất ngon, miếng khoai bằng ngón tay, vàng ruộm mà ngoài thì giòn trong thì bở, chấm tí bơ đường ăn quên no. Chị chủ quán lần nào cũng nhìn mình rất thán phục: sao em ăn hay thế, không sợ béo à J
Sài Gòn năng động sống nhanh, nhưng Sài Gòn cũng có những khoảng lặng đáng yêu, nếu tự mình biết dành thời gian tìm đến.


 Một tuần qua có quá nhiều điều xảy ra mà mình không thể không quan tâm. Có sự kiện làm mình chán ngán, thậm chí thất vọng, không phải vì kết quả của nó mà vì kết quả của nó đã được biết trước là như cũ.
Nhưng có những sự kiện khác thì thú thật, linh cảm của mình không tin vào "sự thật" đang được biết đến, dù công bố chính thức hay loan truyền trên youtube. 
Và, "Linh cảm chỉ là linh cảm".

Hành động dã man giết hại con người, nhưng ít người nhận thấy lời nói ác độc cũng làm con người chết dần chết mòn. 
Tôi ghê tởm những hành động dã man cũng như những lời nói độc ác. Chứng nào còn tùy tiện thoải mái hả hê phun vào người khác những ngôn từ ác độc thì chừng ấy hành động giết người tàn nhẫn sẽ còn tiếp diễn.



BẢO TỒN KIẾN TRÚC CỔ VÌ LỢI ÍCH CỦA CỘNG ĐỒNG

http://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/bao-ton-kien-truc-co-vi-loi-ich-cong-dong-20150712222155633.htm

Trường THPT Châu Văn Liêm (TP Cần Thơ) được xây dựng từ năm 1917, chính quyền địa phương dự kiến đập bỏ xây mới, gây bất bình trong dư luận những ngày qua Ảnh: Chí Quốc


Nguyễn Thị Hậu

Đến cuối thế kỷ XIX với bộ máy tổ chức hành chính của Pháp thì những trung tâm hành chính – chính trị ở từng tỉnh của nhà nước phong kiến thời Nguyễn ở nước ta chuyển biến dần thành các đô thị được quy hoạch và xây dựng kiểu châu Âu. Cảnh quan kiến trúc, hạ tầng cơ sở, cấu trúc kinh tế, thành phần và nguồn gốc dân cư cũng như đời sống đô thị có sự thay đổi rõ rệt.
Các công trình kiến trúc được người Pháp xây dựng giai đoạn cuối thế kỉ XIX đến nửa đầu thế kỉ XX có quy mô lớn về diện tích, trải qua một thế kỷ đến nay vẫn phù hợp về công năng tuy đã “hết hạn” sử dụng. Nhiều công trình được người Pháp gửi công văn thông báo rõ điều này, đồng thời hình thức công trình cũng lộ rõ sự hư hỏng do thời gian qua đã không được kịp thời duy tu, sửa chữa, hoặc sửa chữa không phù hợp.
Thời gian qua dư luận lên tiếng với những trường hợp đã đập bỏ hoặc dự định phá hủy một số công trình cổ như Nhà bưu điện ở thành phố Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) và mới đây là trường hợp của Trường Trung học Châu Văn Liêm (College de Cần Thơ) với lý do công trình quá cũ không còn an toàn nữa.
Đầu tiên cần phải khách quan nhìn nhận: Là những công trình công cộng nên việc chính quyền lo lắng cho sự an toàn của người dân còn là trách nhiệm của nhà quản lý. Cách giải quyết thông thường là đập bỏ công trình cũ để xây công trình mới. Phương án này rất thuận tiện cho nhà quản lý, vừa giải quyết vấn đề an toàn cho người sử dụng, vừa tạo được “bộ mặt” phát triển hiện đại cho đô thị.
Tuy nhiên, phương án này lại là cách nhanh nhất để “xóa bỏ lịch sử” của một đô thị. Đây là điều làm cộng đồng lên tiếng đòi hỏi các nhà quản lý cần suy xét thấu đáo hơn, bởi vì lịch sử không chỉ là những sự kiện chính trị mà còn là sự gắn bó của mỗi con người với những công trình những nơi chốn mà nhiều thế hệ cư dân đã trải qua, đã lưu vào ký ức. Di sản kiến trúc là một phần của lịch sử thành phố đang hiện hữu mỗi ngày.
Việc bảo tồn di sản kiến trúc đô thị cần được sự đồng thuận của chính quyền và cộng đồng, trên cơ sở đặt lợi ích cộng đồng lên trước, bao gồm cả lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần. Ở những quốc gia có kinh nghiệm về bảo tồn di sản thì họ quan niệm, bảo tồn không có nghĩa là ngừng hoạt động của các công trình để chuyển hóa thành bảo tàng, mà ngược lại chính là việc tái sử dụng và phát triển, nếu vẫn còn phù hợp với công năng cũ thì quá tốt, nhưng nếu không phù hợp thì có thể cho nó công năng mới nhằm duy trì và bảo vệ giá trị văn hóa của di sản, đảm bảo hòa hợp với nhu cầu của dân cư và các hoạt động quản lý xã hội.
 Tòa nhà Bảo tàng nghệ thuật Orsay ở thủ đô Paris (Pháp) vốn là một ga xe lửa cũ, khi hoạt động của nhà ga này không còn phù hợp ở vị trí trung tâm thành phố nữa thì người ta xây ga mới ở một địa điểm khác. Còn tòa nhà cũ được giữ nguyên hình thức kiến trúc bên ngoài nhưng nội thất thì cải tạo thích hợp với việc trưng bày những tác phẩm hội họa, điêu khắc… Bảo tàng được khánh thành vào năm 1986 và là một trong những bảo tàng lớn trên thế giới, sở hữu những bộ sưu tập nổi tiếng. Vị trí trung tâm của nhà ga cũ biến thành lợi thế của bảo tàng mới, thuận tiện cho du khách đến đây bằng bất kỳ phương tiện giao thông nào. Paris đã “bảo tồn” được một kiến trúc cổ tuyệt đẹp và biến nó thành trung tâm văn hóa – du lịch, đồng thời vẫn “hiện đại và phát triển” khi xây dựng nhà ga mới phù hợp với nhu cầu đi lại ngày càng tăng của người dân.
TP. Hồ Chí Minh cũng có trường hợp tương tự, đó là việc “bảo tồn” những biệt thự xây từ thời Pháp. Sau 1975 nhiều biệt thự do nhà nước tiếp quản đã thay đổi công năng và cách sử dụng (biến thành nhà tập thể, công sở…) làm thay đổi, hư hỏng và phá vỡ cảnh quan biệt thự ở khu vực trung tâm thành phố. Rất may khoảng cuối thập niên 1990 chính quyền thành phố thực hiện việc “bán hóa giá biệt thự”, nhiều tư nhân, doanh nghiệp mua lại và đã sửa chữa trở lại cấu trúc và hình thức của biệt thự. Một số biệt thự giữ chức năng nhà ở (cho thuê), phần nhiều biến thành những quán ăn, quán cà phê sang trọng… Sự thay đổi công năng này mang lại một nguồn kinh phí để tiếp tục bảo tồn, trùng tu biệt thự. Vô tình đã giữ được cho thành phố nhiều kiến trúc “cảnh quan biệt thự” rất điển hình của Sài Gòn nửa đầu thế kỷ XX.
Hai ví dụ trên cho thấy sự tác động của cả hai phía từ chính quyền và người dân đến việc bảo tồn công trình kiến trúc, một bên là có ý thức của nhà nước, một bên là “tự phát” của người dân, nhưng kết quả thì tương tự: đó là “trùng tu” công trình cổ, bảo tồn các giá trị lịch sử - văn hóa đồng thời vẫn thu được lợi ích kinh tế “khai thác” từ di sản.
 Như vậy, để các di sản được bảo tồn tốt thì giá trị của chúng cần được công nhận trên phạm vi rộng hơn: giá trị văn hóa sẽ làm nên và là tiền đề của giá trị kinh tế. Điều này phụ thuộc vào sự hiểu biết của nhà quản lý trong hoạch định bảo tồn và định hướng cho cộng đồng. Khi đã có nhận thức đúng thì sẽ tìm ra phương án tốt nhất để ứng xử với từng trường hợp cụ thể.


SG 12/7/2015

NHỮNG NGƯỜI ĐÀN ÔNG ĐỊU CON

Baby2-5407-1401156049

Tôi thường gặp trên đường phố những người đàn ông địu đứa con trước ngực. Họ đi với vợ hoặc đi một mình. Những đứa trẻ, có lẽ khoảng chưa đầy năm, thức hoặc ngủ, nhưng đều ngoan ngoãn nép vào khuôn ngực vạm vỡ và ấm áp của bố. Ở đó có tiếng trái tim đập khoẻ mạnh nhưng dịu dàng, ở đó thi thoảng vang lên giọng nói trầm trầm và âu yếm, ở đó là mùi nước hoa đàn ông quen thuộc, là cảm giác ram ráp của chiếc áo sơmi, áo thun đàn ông khác cảm giác mềm mịn của những chiếc áo phụ nữ.
Những người đàn ông ung dung địu con đi trên đường phố, trong siêu thị, ở quán ăn… Khi cần họ vẫn có thể tháo địu thay bỉm cho con, hoặc lấy bình sữa, núm vú cho con ngậm. Đôi bàn tay to lớn vụng về nhưng thành thạo làm mọi việc.
Có lần, trong một nhà thờ, tôi nhìn thấy một người đàn ông trẻ. Hai cánh tay vạm vỡ đầy những hình xăm kỳ dị, đầu cạo trọc và râu quai nón rậm đen. Anh ngồi dự buổi lễ sáng với đứa con nhỏ ngủ yên trong cái địu trước ngực anh, bên cạnh là một cái túi vải đựng đồ dùng con nít, miệng túi ló ra chai sữa. Khi tan lễ anh đi bộ một đoạn đường, vai đeo túi tay cầm chiếc mũ vải to rộng che cho đứa con nhỏ xíu vẫn đang ngủ say.
Lần khác trong siêu thị. Người đàn ông đang dỗ một bé gái hờn khóc… cô bé luôn miệng đòi một cái gì đó, ông bố kiên nhẫn giải thích. Đến khi cô bé gào lên thì ông lẳng lặng xốc cô lên lưng bước đi, cậu em chợt thức giấc mở tròn đôi mắt ló ra từ cái địu trước ngực ông.
Những người đàn ông này bình thản chăm con như thể đó là thiên chức của họ, chia sẻ với vợ như việc tất nhiên phải làm, âu yếm con như thấu hiểu con trẻ không chỉ cần sự dịu dàng từ người mẹ. Những người đàn ông như thế chắc sẽ là chỗ dựa vững chắc cho con, và cho vợ của mình. Tôi thường gặp những người đàn ông địu con bước đi trên đường phố, nhưng là ở nước ngoài. Có khi không đâu xa, chỉ ngay Singapore hay là Bangkok.     
Nguyễn Thị Hậu

TRUYỆN 100 CHỮ (P.3)

CỜ QUẠT
Ngày xưa cờ ít xuất hiện, mỗi lần xuất hiện thì trang trọng ở trên cao, ai đi qua cũng phải cúi đầu.
Những lúc ấy quạt tự hào vì được là anh em với cờ.
Ngày nay cờ có mặt nhan nhản từ vỉa hè đến vệ đường, từ lễ này qua hội khác khiến ai nhìn thấy cũng thờ ơ.
Quạt đau lòng nhận ra cờ không còn là anh em vì đã biến thành phướn từ lúc nào.

Tình yêu khóa số
Cầu mới xây được đặt tên “cầu tình yêu”. Ở giữa cầu người ta trồng những cái cây bằng sắt làm chỗ treo ổ khóa của những đôi yêu nhau đến đây thề thốt. Đủ loại khóa chìa, khóa số, khóa từ… Khi cái cây nào không còn chỗ treo khóa nữa thì người ta “nhổ” lên, mang xuống trồng ở chân cầu ven bờ sông, rồi một cây khác lại được trồng trên cầu.
Một thời gian sau trên những cái cây dưới chân cầu lần lượt biến mất tất cả ổ khóa số.

Khóa tình yêu (2)
Trên cầu tình yêu đã chi chít các loại khóa nặng đến sắp gẫy thành cầu. Chính quyền quyết định không cho móc khóa vào cầu nữa. Thế nhưng những đôi lứa yêu nhau vẫn đến đây thề thốt và khóa lại tiếp tục đè nặng thành cầu.
Chính quyền bèn nghĩ ra một cách: trong thành phố cứ có một đôi ly dị là người ta lại phá một ổ khóa bất kỳ và ném xuống sông.
Từ đó thành cầu không bao giờ có quá nhiều ổ khóa J


Món quà của Chúa
Một lần cô ngập ngừng thổ lộ “Anh biết không, em vô cùng may mắn vì có tình yêu của Anh - món quà quý giá nhất mà em được Chúa ban tặng”.
Sau giây phút cảm động vì sự chân tình của cô, anh bỗng thấy như bị một gánh nặng đặt lên vai, bởi vì anh không chỉ có mình cô! Lập tức cô nhận ra cảm giác đó của anh…
 “Món quà của Chúa” giống một truyện cực ngắn không tìm ra đoạn kết.

 Lời ru buồn
Chồng mất sớm, chị có một con nhỏ. Vài năm sau chị tái hôn. Rồi chị sinh “con chung”. Đứa con của chị hậm hực vì mình không còn là “duy nhất” của mẹ, nó lạnh nhạt thậm chí luôn tỏ thái độ ghét đứa em cùng mẹ khác cha.
Buồn lòng, chị thường cất tiếng ru:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.

 SỢ CHUỘT
Ông sợ chuột. Ngày trẻ, mỗi khi có chuột lọt vào nhà ông bà lại cãi nhau vì không ai chịu đuổi chuột ra, thường thì bà thắng vì bà mau nước mắt. Đêm qua, chuột lại vào nhà, sục sạo cả đêm bà không ngủ được. Sáng dậy, thấy ông vẫn bình thản, bà hỏi mấy lần “Đêm qua có chuột, ông ngủ được không ?” mà ông cứ ậm ờ. Bà quay đi, giấu ngấn nước trên mắt. Ông lão ngày càng điếc đặc.

Vụn vặt đời thường (83)



 @ Xem ba lê Hồ Thĩên Nga: Hóa ra đàn ông còn nhẹ dạ cả tin hơn đàn bà, Chỉ cần thấy aii nhang nhác người yêu là xiêu lòng ngay nhỉ 
Biểu tượng cảm xúc smile
Thiên nga đen: chính là Thiên nga trắng sau này khi đã thành vợ hoàng tử Biểu tượng cảm xúc grin
 Ở trên sân khấu là Hổ Thiên nga, ngồi dưới xem khá nhiều... vịt (nghe nhạc xem bale như vịt nghe sấm nhìn mây) Cái này mới thật là bi kịch hơn cả cái chết của con thiên nga :D

@ Mockba tiễn đưa bằng mây đen và cơn mưa đầu kia thành phố, bằng cái lộn xộn của sân bay và sự chậm chạp của hải quan xuất cảnh (nhưng nhanh hơn lúc nhập cảnh chút xíu Biểu tượng cảm xúc smile
Sau 10g bay ngầy ngật vì 10 ngày luôn ở tình trạng thiếu ngủ, xuống máy bay vẫn lơ mơ... cho đến khi nhạc bolero vang lên trên taxi mới tỉnh hẳn: thế là mợ nó đi Nga đã về đến Sài Gòn

@ Lại về với những quán cà phê quen thuộc. Chỉ xa mười ngày đã nhớ. Quán cà phê là một phần rất đẹp của đời sống Sài Gòn, là một phần cuộc sống của nhiều người, trong đó có mình.
Có quán vài ngày lại tới, lần nào cũng ngồi cả ngày làm việc ở đó: đọc sách, viết bài, đọc luận văn luận án… Quán cũng không vắng lắm thậm chí có lúc còn ồn ào, nhưng mình thích làm việc ở đó. Thật ra lý do chính là vì quán có bánh Su Kem rất rất ngon, và rẻ nữa Biểu tượng cảm xúc smile
Có quán hồi đi làm trưa nào cũng ghé, không ăn cơm chỉ cà phê và một đĩa khoai tây chiên, quán này chiên khoai rất ngon, miếng khoai bằng ngón tay, vàng ruộm mà ngoài thì giòn trong thì bở, chấm tí bơ đường ăn quên no. Chị chủ quán lần nào cũng nhìn mình rất thán phục: sao em ăn hay thế, không sợ béo à Biểu tượng cảm xúc grin

Sài Gòn năng động sống nhanh, nhưng Sài Gòn cũng có những khoảng lặng đáng yêu, nếu tự mình biết dành thời gian tìm đến. 

@ Xin cám ơn bạn Thùy Anh có có những lời bình thật nhiều cảm xúc đẹp, thật hay cho bài thơ. Xin cám ơn Chiếu Làng đã đăng lại bài thơ này.
Một bài thơ rất riêng tư nhưng được các bạn đồng cảm, với tác giả không có gì vui hơn thế


http://chieulang.com.vn/chieu-lang/tin-trang-chu/chi-tiet/doi-chan-tran-hoang-hoai-thuy-anh-5193.html
Biểu tượng cảm xúc smile

Lại về với những quán cà phê quen thuộc. Chỉ xa mười ngày đã nhớ. Quán cà phê là một phần rất đẹp của đời sống Sài Gòn, là một phần cuộc sống của nhiều người, trong đó có mình.
Có quán vài ngày lại tới, lần nào cũng ngồi cả ngày làm việc ở đó: đọc sách, viết bài, đọc luận văn luận án… Quán cũng không vắng lắm thậm chí có lúc còn ồn ào, nhưng mình thích làm việc ở đó. Thật ra lý do chính là vì quán có bánh Su Kem rất rất ngon, và rẻ nữa Biểu tượng cảm xúc smile
Có quán hồi đi làm trưa nào cũng ghé, không ăn cơm chỉ cà phê và một đĩa khoai tây chiên, quán này chiên khoai rất ngon, miếng khoai bằng ngón tay, vàng ruộm mà ngoài thì giòn trong thì bở, chấm tí bơ đường ăn quên no. Chị chủ quán lần nào cũng nhìn mình rất thán phục: sao em ăn hay thế, không sợ béo à Biểu tượng cảm xúc grin
Sài Gòn năng động sống nhanh, nhưng Sài Gòn cũng có những khoảng lặng đáng yêu, nếu tự mình biết dành thời gian tìm đến.http://chieulang.com.vn/chieu-lang/tin-trang-chu/chi-tiet/doi-chan-tran-hoang-hoai-thuy-anh-5193.htmlhttp://chieulang.com.vn/chieu-lang/tin-trang-chu/chi-tiet/doi-chan-tran-hoang-hoai-thuy-anh-5193.html

LÀNG NGHỀ SÀI GÒN MỘT THỦA VANG DANH

   (Người Đô Thị Xuân Giáp Thìn 2024) Nguyễn Thị Hậu Sài gòn là một đô thị từ khi khởi lập. Tính chất đô thị của Sài Gòn không chỉ ở chứ...