Đi để thấy và để bớt lý thuyết về bảo tồn

http://thegioitiepthi.net/khoa-hoc-giao-duc/nguyen-thi-hau-di-de-thay-va-de-bot-ly-thuyet-ve-bao-ton/
Vừa trở về sau chuyến tìm hiểu cách gìn giữ di sản của nước Nga hôm nay, chị chiêm nghiệm ra điều gì?
CIMG7070
Dù thời gian rất ngắn, mọi điều tôi thấy cũng rất lớt phớt, nhưng phần nào tôi có thể tự lý giải về sức hút của nước Nga với nhiều người chỉ có thể bắt nguồn từ văn hóa, khiến cho người ta yêu, bất chấp mọi nghịch cảnh. Văn học Nga là một điển hình, những tác phẩm cổ điển và những tác phẩm hiện đại thể hiện con người Nga hồn hậu, lãng mạn, trẻ thơ – đó là những gì thuộc về “bản năng” của con người mà đời sống làm nó mất đi, người ta lại luôn muốn tìm kiếm lại. Các bộ phim, hội họa cũng thế.
Sau Pie đệ Nhất, nền văn hóa được phục sinh, nước Nga mới rửa mặt được với thế giới. Chuyện xây dựng thành phố, các nhà thờ, cung điện, nước Nga đều mời những kiến trúc sư giỏi nhất của thế giới. Mời người giỏi của thế giới vể để quy hoạch thành phố chính là ứng xử văn hóa, tạo ra dấu ấn văn hóa. Ấn tượng lớn nhất với tôi là các nhà thờ Nga, mỗi nhà thờ là một câu chuyện về văn hóa, lịch sử, kiến trúc, hội họa… được hồi sinh chỉ gần 20 năm nay, cùng bao sử liệu liên quan đến nhà thờ, một yếu tố văn hóa tôn giáo đậm chất Nga. Nguồn lực đều là của xã hội. Nhà nước cho khôi phục lại nhà thờ trên đất đai trước đây vì đó là một thành tố văn hóa quan trọng. Việc phục hồi đạo chính thống ở Nga cho thấy tôn giáo vẫn là yếu tố cực kỳ lớn của văn hóa nhân loại. Nước nào có một cơ sở văn hóa lâu bền từ tôn giáo sẽ là nhân tố tích cực làm cho xã hội ổn định dần dần.
Nhà nước cho khôi phục lại nhà thờ trên đất đai trước đây vì đó là một thành tố văn hóa quan trọng.
Nhà nước cho khôi phục lại nhà thờ trên đất đai trước đây vì đó là một thành tố văn hóa quan trọng.
Còn Dubai, một đất nước chỉ sa mạc và cát, làm thế nào để phát triển kinh tế bằng du lịch?
Ấn tượng đầu tiên tất cả nhân viên hải quan đều mặc trang phục dân tộc, kể cả ban ngày lẫn ban đêm. Đây không chỉ là vấn đề tôn giáo bắt buộc mà là văn hóa. Một TP cực kỳ hiện đại nhưng không phô trương, tất cả hài hòa với nhau và với thiên nhiên, tạo ra những cảnh quan thiên nhiên xanh giữa vùng sa mạc. Dubai giàu lên nhờ dầu mỏ, nhưng cái giàu đó không giàu xổi, họ phát triển rất căn cơ, làm đến đâu khai thác đến đó, đồng vốn được dùng rất hiệu quả. Họ chỉ khai thác dầu đến một mức nào đó, còn biết để lại cho thế hệ sau. Tiền từ dầu chuyển sang đầu tư bất động sản du lịch cao cấp, tạo ra thiên đường du lịch cho người giàu trong và ngoài nước, chứ không đầu tư tràn lan. Đó là đầu tư khôn ngoan cho thế hệ trẻ Dubai học từ nước ngoài trở về được làm công việc phù hợp, có môi trường văn hóa phù hợp, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo.
Có lẽ con đường phát triển kinh tế của Dubai xuất phát từ bản năng của người sống trên sa mạc, phải biết tạo mảng xanh. Có dầu mỏ không biết bao giờ mới cạn, họ vẫn sử dụng những nguồn điện khác như điện gió, điện mặt trời, đó là bài học tiêu xài có tính toán. Cảm giác đi trên sông giữa sa mạc thật thú vị, vì hai bên bờ là mảng xanh, là công trình, là đời sống sinh hoạt rất điển hình của một đất nước Hồi giáo.
Đi ở Dubai không thể không nghĩ đến quê nhà: Kênh Thị Nghè muốn làm du lịch phải có cảnh quan hai bên bờ để nhìn ngắm, phải cải tạo môi trường vì nước vẫn đục ngầu như thế làm sao khai trương du lịch? Tất cả những gì sinh ra để “chào mừng” đều chết yểu. Cũng là đồi cát như thế tại sao Binh thuận, Ninh Thuận không tập trung đầu tư làm du lịch cho một “phân khúc khách hàng” giàu có tiềm năng mà đầu tư cho điện hạt nhân tốn kém và có nguy cơ cao như thế?
Chị nghĩ gì về chủ trương Bộ Giáo dục sẽ chuyển môn sử thành môn tự chọn, không còn môn cơ bản nữa?
Sự coi thường các môn khoa học xã hội nhân văn đã tạo nên lỗ hổng quá lớn cho lớp trẻ về văn hóa, bởi đó là những môn dạy làm người, dạy nhân cách. Để có kiến thức KHXHNV phải trả giá bằng bao thế hệ con người. Vậy mà tại sao lại định bỏ môn sử? Tôi chịu không hiểu nổi. Mười năm nay môn sử làm dư luận bức xúc, nếu bức tử môn lịch sử sẽ sinh ra những thế hệ không có quá khứ.
Dù đã nghỉ hưu, nhưng chị vẫn đi, viết và dạy. Đó có phải là cách để sống với mình và với cộng đồng có ích nhất?
Việc phục hồi đạo chính thống ở Nga cho thấy tôn giáo vẫn là yếu tố cực kỳ lớn của văn hóa nhân loại.
Việc phục hồi đạo chính thống ở Nga cho thấy tôn giáo vẫn là yếu tố cực kỳ lớn của văn hóa nhân loại.
Công việc quản lý không làm mình có nhiều niềm vui, tôi vẫn mơ ước quay lại chuyên môn. Nhận đề tài nghiên cứu khảo cổ đô thị, nếu không đi để thấy những nơi khác bảo tồn như thế nào thì cái mình đưa ra chỉ là lý thuyết…
Đến một lúc nào đó cần biết chấp nhận sự lãng quên của người xung quanh, hiểu thế nên cũng thoải mái. Cũng cảm ơn các bạn nhà báo, cứ đặt bài thúc mình nên có điều kiện tập trung, hệ thống lại, nếu không lười thì chẳng bao giờ viết được. Đến tuổi này, chắc chắn là mình không giàu, nhưng vẫn vui vẻ, bằng lòng với cuộc sống. Thế là ổn. Bây giờ mới có thời gian để hướng dẫn luận văn sinh viên nhiều hơn, nhờ đó biết thêm, có thêm kiến thức nữa chứ không chỉ là cho đi kiến thức hay mất thời gian đâu.
Kim Yến thực hiện, Ảnh Nguyễn Thị Hậu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NỖI ÁM ẢNH CỦA QUÁ KHỨ

  Trần Quốc Vượng   Nước Việt Nam ta hiện là một quốc gia kém phát triển về mọi mặt, vừa lạc hậu, vừa lạc điệu với một thế giới nhìn chung...