TỪ BIỆT, SÀI GÒN TIẾP THỊ!



Những hẹn hò từ đây khép lại…

Cầm số báo SGTT cuối cùng trong tay… thấy rưng rưng… Tuy được cộng tác với SGTT chưa lâu nhưng tờ báo là người bạn tâm giao mà tôi có thể tin cậy sẻ chia những suy tư, băn khoăn trong lĩnh vực công việc của mình. SGTT cũng là một trong số ít những tờ báo mà khi cần, chỉ cần các anh chị nhắn một tiếng thì dù chỉ vài trăm chữ hay một bài dài, tôi cũng thu xếp thời gian để viết ngay, góp phần cùng các anh chị lý giải những trăn trở, bức xúc trước thực trạng xã hội hiện nay. Tôi nghĩ, tờ báo nói chung và những bạn bè của tôi nói riêng đã làm tròn trách nhiệm đối với xã hội. Điều đó thật đáng quý!
Từ tờ báo này tôi có thêm nhiều bạn bè thật sự giỏi nghề và có Tâm khi làm nghề.
Từ nay, tuy SGTT không còn là tờ báo như tôi vẫn yêu quý và thân thiết, nhưng “SGTT” như một thương hiệu tử tế vẫn còn mãi trong tôi!
Tôi luôn tin rằng, với sự ra đi của SGTT hôm nay, không lâu đâu, nhiều người phải suy nghĩ lại!
Những hẹn hò từ đây khép lại
Thân nhẹ nhàng như mây…
Vui vẻ nhé, các bạn của tôi. Cuộc đời một tờ báo cũng như cuộc đời một con người, có khi dài ngắn khác nhau nhưng luôn công bằng. Cho đi, là nhận lại mọi điều.
Chúc các bạn may mắn hơn trong công việc mới, và hãy giữ tinh thần của SGTT như từng được nhiều người yêu quý, các bạn nhé.

SG 28/2/2014

Lò gốm cổ Hưng Lợi Q8

http://vtv9.com.vn/truyen-hinh/chuong-trinh-dac-sac/chuyen-de/9748-sai-gon-tphcm-xua-va-nay-lo-gom-hung-loi.html
http://elib.quancoconline.com/ui/viewcontent.aspx?g=22274

Những bài về Khảo cổ học của mình rất hay được các bạn làm báo hình ưu ái sử dụng, nhưng quên mất tên tác giả/ người nghiên cứu :) Như trong phim này, lời bình hầu như sử dụng bài viết "Xóm lò gốm Sài Gòn xưa" của mình từ 2008.

Vụn vặt đời thường (35)

Một chiều chợt nhận ra, Sài Gòn mùa lá rụng...

@ "Trước đó, trước Hội đồng kỷ luật Trường THPT Nguyễn Huệ, giáo viên Trần Anh Tuấn, kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật sa thải và hội đồng kỷ luật bỏ phiếu, thống nhất với hình thức kỷ luật này."
Vì sao? vì việc thầy tát trò (và bị trò đánh lại) bị quay phim và tung lên mạng, nhiều người biết.
Còn có việc khác chỉ có "ông biết tôi biết trời biết đất biết", mà "tôi" nói thì "ông" chối, trời đất thì mần thinh, thế nên chả có sa thải với kỷ luật gì cả, nhé!

@ "Thị ơi thị rơi bị bà, bà để bà ngửi chứ bà không ăn" - Thị rất cảnh giác nên bám chặt vào cành nhưng con giai của bà lão đã vác dao ra chặt. Kết quả: không chỉ 1 thị mà còn vài thị khác rụng rơi.
Từ đó “Thị” được dùng để chỉ đàn bà và làm tên lót cho con gái, vì họ cảnh giác đến mấy thì cuối cùng cũng rơi vào tay một ai đó :)

Tối lấy xe đạp HELLO KITTY MÀU HƯỜNG của con đi vòng vòng, lâu rồi mới đạp xe thấy vẫn ok, chỉ tội khi quẹo quen tay bật đèn xi nhan mà ko được :)

@"Được làm vua thua làm giặc", làm giặc mà nghĩ mình đang là/ như là vua, làm vua mà tâm thức và hành xử cũng giống như đám giặc. Cứ thế cứ thế... Cứ oánh nhau suốt nên Vua - Giặc đổi chỗ cho nhau mấy hồi. Haizzz...

Nói cho cùng sau mỗi trận tố nhau/ Bên nào "thoát" thì nhân dân cũng thiệt!
Em xin "mượn" câu thơ và cải biên chút anh Nguyễn Duy nhé

CHÙM TRUYỆN CỰC NGẮN (báo TUỔI TRẺ 23/2/2014)

1. Con tê giác cuối cùng
Trong khu rừng kia tê giác sống đơn độc. Từ lâu nó đã tự hỏi: sao ta chỉ có một mình? Một ngày nó quyết định đi tìm bố mẹ, đồng loại.
Tê giác đi mãi. Rừng cây ngày càng thưa thớt, hiếm hoi thú lớn thú nhỏ. Qua bao khó khăn nó vẫn không tìm thấy một con tê giác nào khác.
Rồi nó bị bọn săn trộm thú bắn chết. Cuối cùng tê giác được gặp cha mẹ và đồng loại ở thiên đường.
Minh họa: Kim Duẫn
2. Từ chức
Đại gia Cáo tỏ ra mình là người có văn hóa, quyết định từ chức chồng. Vợ Cáo cương quyết không cho Cáo ly dị vì đã gây hậu quả nghiêm trọng là tiêu xài hết tuổi thanh xuân của nàng!
Cáo bèn từ chức cha. Kết quả: 100% phiếu của các cô bồ Hồ ly tinh vẫn tín nhiệm Cáo tiếp tục làm cha cho những đứa con của họ.
Chán nản, Cáo xin từ chức không là cáo nữa. Các con vật trong rừng đồng loạt phản đối.
3. Cuốc và Két
Đêm hè ngoài đồng cuốc kêu ra rả... Người cứ theo tiếng kêu mà tìm đến bắt mang về. Két thấy vậy mắng: “Ai bảo nhà ngươi cứ đau lòng kêu gào cuốc cuốc làm chi để bị bắt? Cứ như ta đây người nói gì ta nhái y vậy, có phải được ăn sung ở sướng trong lồng hay không?”.
Ít lâu sau xứ ấy tiệt hẳn giống cuốc mà ngày càng nhiều két, trong đó có những con két vốn là loài cuốc!
Minh họa: Kim Duẫn
4. Bản chất
Một con mèo cả đời tận tâm tiêu diệt không biết bao nhiêu chuột. Về già bỗng “ngộ” ra và ân hận, bèn tu không sát sinh nữa.
Thế nhưng từ đó đêm nào nó cũng nằm mơ thấy cá.

5. Con của Thị Màu
Thị Kính bị chồng ngờ oan phải đi tu. Thị Màu lên chùa dụ dỗ Thị Kính, về nhà lại ngủ với anh Nô đầy tớ. Có thai rồi ra giữa làng đổ vạ cho Thị Kính.
Thị Kính cam chịu, sau thành Phật Bà. Thị Màu còn lại cái tiếng lẳng lơ.
Nghe thiên hạ đồn thật ra Thị Màu yêu anh Nô nhưng muốn con có học nên chọn Thị Kính làm cha, mang con cho nhà chùa dạy dỗ.
Không biết đứa con của nàng về sau thế nào... Tiếc là tích xưa không kể.
6. Trách nhiệm
An Dương Vương nhận Trọng Thủy làm con rể, không ngờ Thủy đánh cắp nỏ thần. Mất vũ khí lợi hại nên thành Cổ Loa thất thủ, An Dương Vương mang theo con gái chạy ra biển. Bị thần Kim Quy kết tội, Mỵ Châu chết do chính tay cha mình.
Mất nước là do phò mã phản bội, vua cha kém tài, sao ông rùa thần lại trút hết tội lỗi cho một nàng công chúa? Đàn ông thời xưa (đã) vô trách nhiệm thế a?!
7. Sách cũ
Đi mua sách cũ hay gặp những cuốn sách có lời đề tặng của tác giả. Câu chữ thân thiết, trân trọng cho biết người được tặng là người yêu, bạn bè, anh em, đồng nghiệp, tác giả tặng độc giả... Có cuốn đã cũ nhưng cũng có cuốn còn mới nguyên.
Chợt nhớ câu “mỗi người đàn bà như một cuốn sách...”. Ngậm ngùi, không hiếm người có số phận như những cuốn sách tặng nằm trong hiệu sách cũ...
8. Đẽo cày giữa làng
Anh nọ ngồi giữa làng đẽo cày, ai đi qua cũng góp ý chỉ bảo vài câu... Kết quả: cày không có mà có một đám oánh nhau vì người này chửi người kia ngu, người kia mắng người nọ không biết gì... Ai cũng tự cho mình là đúng.
Anh chàng thợ vụng đẽo cày rút ra một kinh nghiệm: cứ lẳng lặng mà làm, không thành cày thì cũng được cuốc. Sau đó thằng nào có ý kiến ý cò thì... lấy cuốc nện nó một trận là xong.
9. Ngựa Gióng
Lại nói dân làng thuê thợ rèn ngựa sắt, roi sắt cho Gióng đánh giặc. Lần đầu thất bại, Gióng chỉ vỗ nhẹ ngựa đã vỡ, roi đã gãy là do bớt xén nguyên liệu nhiều quá. Lần sau thành công, Gióng cưỡi ngựa cầm roi đánh tan giặc Ân rồi “bay về giời”. Nhưng nghe đồn Gióng chỉ bỏ làng ra đi, để lại cả ngựa lẫn áo giáp, người làng lập tức đem bán sắt vụn.
Tiếc thế, giá mà còn chắc hẳn sẽ là bảo vật quốc gia!
10. Lọ Lem
Khi tiếng chuông 12 giờ đêm vang lên, cỗ xe biến thành trái bí, tứ mã hiện nguyên hình những chú chuột tinh khôn, chỉ còn lại chiếc giày pha lê lấp lánh trong đêm.
Nhiều người đàn bà mơ ước số phận của nàng Lọ Lem, nhưng rồi cuối cùng nhận ra chỉ có tình yêu mà họ dành cho người đàn ông của họ - đẹp và trong vắt như chiếc giày pha lê kia - là có thực.
Minh họa: Kim Duẫn
11. Mật khẩu
Bây giờ cái gì cũng cần mật khẩu: thẻ tín dụng, máy tính, điện thoại, tài khoản ngân hàng, những email, các mạng xã hội... Nhiều thứ thường xuyên đổi mật khẩu để bảo mật. Dùng nhiều thì mật khẩu thuộc lòng. Ít dùng sẽ quên mật khẩu, rồi mất tài khoản, khó khăn lắm mới sử dụng lại được.
Một ngày cô đột ngột ra đi. Anh chợt nhận ra từ lâu mình đã quên “mật khẩu” đăng nhập vào trái tim cô.
Đơn giản chỉ là “anh yêu em”.
12. Chiều
Người đàn ông ngồi trên ghế đá, đọc báo và nói chuyện.
- Em à! Nước Mỹ loạn quá. Mấy hôm nay có vụ bọn nhóc xả súng giết người. Chẳng biết chúng uất ức gì?
- À, Đảng Dân chủ vừa được ghế thống đốc bang VA, chắc Hillary sẽ ứng cử tổng thống năm 2016, em tha hồ vui.
- Trời trở gió rồi, lá rụng đầy. Anh tính dọn vườn nhưng biết em thích nghe tiếng lá lạo xạo nên thôi.
- Anh già rồi... sẽ như lá rụng vào mùa đông... Em chờ anh nhé.
Chiều nghĩa trang vắng lặng...
NGUYỄN THỊ HẬU

truyện 100 chữ (p.2)

 Đẽo cày giữa làng

Anh nọ ngồi giữa làng đẽo cày, ai đi qua cũng góp ý chỉ bảo vài câu… Kết quả: cày không có mà có một đám oánh nhau, vì người này chửi người kia ngu, người kia mắng người nọ không biết gì... Ai cũng tự cho mình là đúng.
Anh chàng thợ vụng đẽo cày rút ra một kinh nghiệm: cứ lặng lặng mà làm, không thành cày thì cũng được cuốc. Sau đó, thằng nào có ý kiến ý cò thì… lấy cuốc nện nó một trận, là xong.

Ngựa Gióng

Lại nói, dân làng thuê thợ rèn ngựa sắt roi sắt cho Gióng đánh giặc. Lần đầu thất bại, Gióng chỉ vỗ nhẹ ngựa đã vỡ roi đã gãy, là do bớt xén nguyên liệu nhiều quá. Lần sau thành công, Gióng cưỡi ngựa cầm roi đánh tan giặc Ân rồi “bay về giời”. Nhưng nghe đồn Gióng chỉ bỏ làng ra đi, để lại cả ngựa lẫn áo giáp, người làng lập tức  đem bán sắt vụn.

Tiếc thế, giá mà còn chắc hẳn sẽ là Bảo vật quốc gia!

Hy vọng không phải nói "vô cùng thương tiếc" với cầu Long Biên

THỜI NAY- Không cần nói nhiều về ý nghĩa và giá trị của cây cầu Long Biên đối với Hà Nội. Chỉ cần một thí dụ nhỏ như thế này: Những người từ xa đến chỉ cần nhìn thấy những nhịp cầu Long Biên là đã thấy cả Hà Nội; với những người Hà Nội thì những dầm sắt vững chãi và mềm mại của cầu Long Biên quá thân thuộc, đi qua khỏi cầu là thấy xa Hà Nội, về đến đầu cầu là như đã về đến nhà mình.
Việc ứng xử với cầu Long Biên hiện nay là ứng xử với một chứng nhân xuyên suốt hơn trăm năm của đô thị Hà Nội chứ không chỉ như một phương tiện giao thông đã cũ kỹ. Mà ngay cả giá trị là phương tiện giao thông thì trên thế giới, còn có mấy cây cầu sắt của kỹ sư nổi tiếng người Pháp - Eiffel, cũng là tác giả của tháp Eiffel biểu tượng của Thủ đô Paris? Như vậy, cầu Long Biên còn là một di sản của ngành giao thông vận tải Việt Nam, bởi tuổi đời, bởi kỹ thuật xây dựng tiên tiến nhất hồi cuối thế kỷ 19, và bởi việc đã xây dựng lại, hàn gắn lại những nhịp cầu bị bom Mỹ đánh sập vào tháng 12-1972.
Do đó, cả ba phương án mà Bộ Giao thông vận tải đề xuất đều không phải là phương án cho bảo tồn di sản văn hóa lịch sử của cả nước - di sản đô thị Hà Nội và di sản của chính ngành giao thông vận tải! Không thể nhân danh phát triển để phá bỏ, hay làm mới lại cầu Long Biên ngay trên cây cầu hiện nay. Tôi cho rằng không thể di dời cầu Long Biên khỏi vị trí hiện nay “để bảo tồn”, vì di tích cầu Long Biên còn là cảnh quan hai đầu cầu chứ không chỉ là những nhịp cầu sắt cũ. Hai đầu cầu Long Biên một đầu là phố Hàng Đậu, đầu kia là phố cũ Gia Lâm… với vài dãy nhà xưa, những cây bàng rợp lá xanh mùa hè, đỏ mùa đông, đã là “ký ức đô thị” của bao thế hệ người Hà Nội.
Với quan niệm “bảo tồn” không đối lập với “phát triển” mà hai phương diện này cần hòa hợp với nhau, trong trường hợp này, Hà Nội rất cần một cây cầu đường sắt qua sông Hồng thì hãy để số tiền để di dời cầu Long Biên xây dựng một cây cầu khác cho đường sắt. Còn cây cầu hiện nay chỉ để xe máy và xe thô sơ lưu thông, cầu Long Biên được bảo tồn lâu dài hơn khi giảm tải đáng kể trên cầu. Lưu thông trên cầu Long Biên như vậy vừa an toàn, vừa góp phần bảo đảm sự phát triển cho giao thông đô thị.
http://beta.nhandan.org.vn/vanhoa/di-san/item/22415602-khong-the-nhan-danh-phat-trien-de-pha-bo.html



LINH TINH LANG TANG (75) Chuyện ở xứ Mần Thi


Mình có nhiều bạn bè là nhà thơ – những nhà thơ mình quý mến thực sự, vì thơ hay, vì tính cách và những việc họ làm không “ngược” với những gì họ thể hiện trong thơ. “Văn, thơ là người”, mình vẫn tin thế. Tất nhiên, “người” ở ý tưởng chứ ko phải, ko chỉ ở ngôn từ thể hiện, vì ngôn từ (chỉ) là phương tiện thể hiện ý tưởng.
Những chuyện/truyện 100 chữ sau đây đều ra đời từ những cuộc trò chuyện với các nhà thơ-bạn mình. Và mình viết lại trong những thời điểm khác nhau, như để tự răn mình, và cũng để cùng cười với bạn, một chút cho vui J

Haiku
Bạn bè nó tòan là những nhà thơ. Ngày kia nó cũng tập mần thi. 
Tập riết, mần chỉ được ba câu. Đọc đi đọc lại, nó sung sướng nhận ra
Thơ Haiku!

Thi sĩ.
Vợ đi vắng, thi sĩ ở nhà trông con gái nhỏ. Nó bú bình xong rồi buồn ngủ, ọ ẹ, khóc ré lên. Thi sĩ vụng về dỗ nhưng nó không nín. Nó đã quen nghe tiếng mẹ ru nhè nhẹ…
Lúng túng, thi sĩ bèn đọc thơ. Chàng đọc mấy bài thơ mới sáng tác đêm qua. Cô nhỏ nín bặt rồi khóc lớn hơn. Thi sĩ lại đọc, giọng như đang trình diễn trong Ngày Thơ.
Bỗng dưng cô nhỏ mở miệng gào lên “Xin lỗi, chịu hổng nổi!!!”

Chết

Nhà thơ trẻ đầy triển vọng bỗng quyết định từ bỏ cõi trần.
Bạn bè không hiểu nổi tại sao anh có thể tìm đến cái chết dễ dàng như thế?
Ngày Thơ, sau những màn tôn vinh Thơ, tôn vinh các nhà thơ và thơ của nhau, sau chầu nhậu rượu đầy bia tràn mà người say thật và kẻ say giả tôn vinh lẫn nhau, bỗng nhớ đến người "tài hoa bạc mệnh" bèn “cầu cơ” thăm hỏi tỏ lòng thương tiếc.
Câu trả lời: dưới này cũng như ở trển, chán quá, tao lại tự tử rồi!

Chữ ký nhà thơ
 Nhà thơ trẻ được đánh gía là có triển vọng nổi tiếng. Bèn đi xem bói chữ ký. Lần thứ nhất thầy phán:
Nếu sửa chữ ký con sẽ trở thành một nhà thơ nổi tiếng!
Từ hôm đó nhà thơ nổi tiếng vì miệt mài luyện chữ ký mới!
Lần thứ hai thầy nói:
Chữ ký của con là chữ ký của một nhà thơ nổi tiếng.
Đến bây giờ anh ta thật sự nổi tiếng vì không làm thơ nữa mà chỉ mang khoe  chữ ký của mình!

Vương quốc Thơ *
Ngày xưa ở xứ nọ ngành kinh tế chính là “mần thi”:Thơ dùng để ăn mặc, làm phân bón, làm thức ăn gia súc... Sáng sớm ra đồng ngâm thơthì lúa lên xanh tốt, chiều tối ra chuồng đọc thơ là heo gà lớn nhanh như thổi. Năm nàotrình diễn thơ thì được mùa to. Thơ trở thành lương thực chính.
Thời gian trôi qua...ở vương quốc Thơ tất cả người vật dần dần trở nên dị dạng.



HƯƠNG HỒNG MONG MANH


một nén nhang cho bạn vào ngày này, mỗi năm...
HƯƠNG HỒNG MONG MANH
Ngày còn hc ph thông, mi bui sm mai cô thường đi b đến trường. Con đường Trương Đnh dn ra ngai ô Hà Ni khi y còn vng v lm. Hai bên đường nhng mnh rung, mnh vườn còn xen gia dãy nhà mái tôn, nhà cp 4 có hàng cây bàng lơ thơ lá… Duy nht mt quãng đường có ngôi nhà 4 tng là khu tp th nm đi din nhà máy hoa qu là nhn nhp vào gi tan ca.
Tri mùa đông, khang năm rưỡi sáu gi sáng còn ti m mt, đèn đường thưa tht chao nghiêng trong gíó mùa đông bc. Thnh thang ánh sáng ht ra t mt ngôi nhà nào đy mang li cho người đi đường chút m áp đ ri li co ro đi tiếp. Lũ con gái mười lăm mười sáu các cô mc k giá lnh, va đi va chuyn trò khe kh. Con đường như ngn hơn khi ln lượt có thêm my người bn cùng đi.
Khi đi qua mt khanh vườn tht đp có hàng rào dâm bt bao quanh, ngày nào cũng có mt người ch cô đó… Bn y hc trên cô mt lp, nhà trên ph, đi hc bng xe đp nhưng bao gi cũng đi tht sm đến mnh vườn này, hái nhng bông hoa còn đm sương sm, đng đi trong lnh but ch đ đưa vi cho cô bó hng thơm ngát khi cô và đám bn đi qua, ri bn li đp xe đến trường Đây là nhà ông ngai bn y, vườn trng tòan hoa hng, lai hng mng manh mà ngày nay thi thang ta còn nhìn thy trên nhng gánh hoa bán do ph cũ Hà Ni. Khu vườn đơn sơ, yên tĩnh, cô dường như tinh khiết hơn bi mùi thơm hoa hng mi khi đi qua không gian trong lành y.
Mt ln cô có vic đến trường vào ngày ngh. Không hiu sao bn y vn biết, và như mi khi, bn ch cô vi nhng bông hng, nhưng ln này tòan hoa hng bch. Không đp xe đi trước, bn dt xe đi bên cô c thế, gia hai người là chiếc xe đp và hương thơm qun qúyt trên sut con đường.
T nhng con đường ngai ô Hà Ni đêm đêm rì rm tng đòan ô tô xanh lá ngy trang và xanh màu áo lính đi mãi, đi mãi Nhng chuyến xe mang theo nhng người anh ca cô v phương Nam, ri vài năm sau li đưa nhng người bn ca cô lên phía Bc. Nhng chuyến xe mang theo c nhng bui sáng yên bình ca mt thi thiếu n.
Bao nhiêu năm qua ri mà bui sáng mùa đông y vn theo cô, trong nhng lúc vui trong c nhng lúc bun
Bn đã nm li biên gii phía Bc mt ngày tháng Hai By Chín. Vy nhưng mi năm vào nhng ngày này cô vn luôn hy vng
Bây gi bn đâu…
Một ngày cuối năm, nhận được lời nhắn từ gia đình bạn: đơn vị bạn đã về một nghĩa trang phía Bắc. Tháng 2/2012 cô đã đến nơi ấy thăm bạn. Nhưng bạn ơi, bạn nằm đâu trong những ngôi mộ liệt sĩ chưa có tên kia…




LÀNG NGHỀ SÀI GÒN MỘT THỦA VANG DANH

   (Người Đô Thị Xuân Giáp Thìn 2024) Nguyễn Thị Hậu Sài gòn là một đô thị từ khi khởi lập. Tính chất đô thị của Sài Gòn không chỉ ở chứ...